Thềm lục địa vùng Đông Nam Á là khu vực phần lớn chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa: mùa mưa (kéo dài từ tháng năm đến tháng mười) và mùa khô (từ tháng mười một đến tháng tư năm sau). Lượng mưa tương đối thấp, hàng năm khoảng 1000 - 1500mm/n và 5 đến 7 tháng khô (Stott 1991) là những nhân tố đem lại sự hình thành các kiểu rừng mưa nhiệt đới gió mùa
|
Hàm Weibull có ý nghĩa quan trọng trong việc biểu diễn phân bố tuổi đời của các hệ thống sống. Nó đã và đang được các nhà nghiên cứu lâm nghiệp sử dụng một cách phổ biến trong nghiên cứu cấu trúc rừng, đặc biệt là để nghiên cứu phân bố số cây theo đường kính. Trong bài này chúng tôi xin giới thiệu một phương pháp ước lượng các tham số của hàm Weibull và ví dụ ứng dụng của hàm trong nghiên cứu cấu trúc rừng
|
Rừng tự nhiên nước ta có tổ thành loài cây đa dạng và phong phú. Song mỗi một loài cây lại có một vùng phân bố nhất định, sự phân bố này có liên quan chặt chẽ với điều kiện hoàn cảnh của môi trường xung quanh.
|
Do địa hình phức tạp, đất cát ven biển tồn tại ở dạng đụn cát, cồn cát và bãi cát với địa mạo khác nhau; đất cát khô, rời rạc, dễ bị di động do gió thổi và nước chảy kéo cát trôi. Vì vậy, vùng cát ven biển Bắc Trung bộ là vùng đất đã và đang bị sa mạc hoá do nạn cát di động nhưng mỗi phân vùng lại có mức độ xung yếu khác nhau. Bài viết này nhằm đưa ra những cơ sở phân chia và kết quả phân vùng phòng hộ theo mức độ xung yếu cho vùng cát ven biển, giúp các địa phương xây dựng kế hoạch, quy hoạch và có giải pháp phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường trong vùng đạt hiệu quả cao.
|
Đất cát ven biển Việt Nam có 502.045 ha, chiếm 1.4% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc, là vùng đất đang bị sa mạc hoá do điều kiện khí hậu cực kỳ khắc nghiệt, nạn cát bay, cát trôi xảy ra thường xuyên gây khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, công cuộc chống sa mạc hoá đang đặt ra cấp bách mà giải pháp hữu hiệu là phải xây dựng được các dải rừng phòng hộ để cải thiện khí hậu thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của vùng nói chung và canh tác nông lâm nghiệp có hiệu quả nói riêng.
|
Công tác giống cây rừng ở nước ta được bắt đầu từ năm 1930 khi các nhà lâm nghiệp người Pháp xây dựng một số điểm khảo nghiệm cho một số loài cây trồng rừng ở nước ta. Sau đó, trong những năm 1950 - 1960 các khảo nghiệm cho bộ giống 18 loài bạch đàn, 15 loài thông và một số loài keo đã được tiến hành tại vùng núi Đà Lạt mà đến nay đã thành một số loài có giá trị như Eucalyptus microcorys và E. grandis cao 60m với đường kính 55 - 60 cm.
|
|