Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam được thành lập trên cơ sở hợp nhất ba Viện: Viện Lâm nghiệp, Viện Công nghiệp rừng và Viện Kinh tế Lâm nghiệp theo quyết định số 137/HĐBT, ngày 30-8-1988 của Hội đồng Bộ trưởng. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam là cơ quan nghiên cứu chính về lâm nghiệp và đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Ngày 25/11/2011 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định
số 2099/QĐ-TTg về tổ chức và hoạt động của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam là
tổ chức sự nghiệp khoa học hạng đặc biệt, trực thuộc Bộ NN&PTNT.
Bộ NN&PTNT ban hành quyết định số
1149/QĐ-BNN-TCCB ngày 18/5/2012 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu
tổ chức và quyết định số 1656/QĐ-BNN-TCCB ngày 16/7/2012 Quy định Điều lệ
tổ chức và hoạt động của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
Trụ sở chính: Xã Đông Ngạc, Huyện Từ Liêm,Thành phố Hà Nội
Điện thoại : 04-38389031
Fax : 04-38389722
E-mail : Website : http://www.fsiv.org.vn
|
Phát triển trồng rừng sản xuất ở các tỉnh vùng Tây Bắc là chủ trương của Nhà nước ta hiện nay. Nghiên cứu này được thực hiện trong đề tài Nghiên cứu phát triển trồng rừng sản xuất có hiệu quả kinh tế và bền vững vùng miền núi phía Bắc thuộc chương trình nghiên cứu KHCN phục vụ phát triển nông thôn miền núi phía Bắc. Kết quả đề tài đã xây dựng được 19ha mô hình rừng trồng sản xuất, trong đó có 8ha rừng trồng cung cấp gỗ lớn, 7ha rừng trồng cung cấp gỗ nhỏ và 4ha rừng trồng cung cấp lâm sản ngoài gỗ.
|
Khảo sát các đặc tính sinh vật học và kỹ thuật trồng rừng các loài cây rừng ngập mặn : Dà vôi, Mắm trắng và Su Mê Kông trong khu vực ven biển đồng bằng sông Cửu Long (2001 - 2003)
|
Rừng trồng là hệ thống các lâm phần rừng được thiết lập từ đất chưa có rừng hoặc được tái tạo lại từ đất rừng đã bị khai thác trắng để lấy gỗ hay để canh tác nông nghiệp (nương rẫy). Trồng rừng là hoạt động của con người nhằm thiết lập mới hoặc tái tạo lại các lâm phần rừng với các mục đích khác nhau: sản xuất gỗ, lâm sản (rừng sản xuất), phòng hộ nông nghiệp, chắn gió, cát bay, ngăn mặn... (rừng phòng hộ) hay để bảo tồn các nguồn gen, các loài qui hiếm, có nguy cơ diệt chủng, để nghiên cứu khoa học... (rừng đặc dụng).
|
Đông Nam Bộ, vùng kinh tế trọng điểm của phía Nam có ba tổ chức trồng rừng cung cấp nguyên liệu giấy với qui mô khá lớn đó là: Công ty nguyên liệu giấy miền Nam (tỉnh Đồng Nai), Lâm trường Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa-Vũng tầu) và Công ty Cổ phần Hải Vương ( tỉnh Bình Long). Tháng 5 năm 2003 chúng tôi có dịp khảo sát hoạt động trồng rừng ở ba cơ sở này và tiến hành các điều tra cần thiết với mục đích khái quát được năng suất rừng trồng sản xuất, các vấn đề liên quan đến kỹ thuật và lập địa gây trồng rừng cung cấp nguyên liệu giấy. Bài viết tóm lược các kết quả của cuộc điều tra
|
Tên khoa học: Pinus kesya Royle ex Gordon
Pinus khasya Royle;Pinus insularis Endl.
Họ: Thông [Pinaceae (Abietaceae)]
|
Tên Việt Nam: Trúc sào Tên địa phương: Trúc to, Mạy khoang cái, Mạy khoang hoài, Sào pên Tên khoa học: Phyllostachys edulis (Carr.) Riviere Tên KH khác: Bambusa edulis Carriere Bambusa mosoo Japon ex Sieb. Phyllostachys heterocycla var pubescens (Mazel)Ohwi Phyllostachys heterocycla f. pubescens (Mazel) Muroi Phyllostachys mitis A. et C. Riviere Phyllostachys pubescens Mazel ex H.de Lehaie Họ Cỏ (Poaceae) họ phụ tre (Bambusoideae)
|
Kết quả nghiên cứu đã tuyển chọn được 73 gia đình loài bạch đàn E.camaldulensis có cấp bệnh từ 1-4 và sinh trưởng khá từ 150 gia đình bạch đàn FORTIP; từ rừng trồng sản xuất đã tuyển chọn được 78 cây trội bạch đàn E.camaldulensis chống chịu bệnh và sinh trưởng nhanh.
|
Nước ta là một trong số ít nước trên thế giới có hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển rất độc đáo của vùng đất ngập nước. Vai trò và ý nghĩa kinh tế, xã hội, môi trường của rừng ngập mặn đã được khẳng định trong nghiên cứu và trong thực tiễn không những ở nước ta mà còn ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt nơi có rừng ngập mặn.
|
Hiện nay ở một số vùng sinh thái, các loài bạch đàn được chọn là một trong những loài cây trồng chính với mục tiêu cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp với diện tích rừng trồng tập trung lớn. Nhiều địa phương trồng bạch đàn phân tán trong các vườn hộ, dọc theo các bờ kênh với mục tiêu cung cấp gỗ xây dựng.
|
Chò chỉ (Parashorea chinensis H. Wang) là cây gỗ lớn có giá trị kinh tế và giá trị đa dạng sinh học cao, có tên trong sách đỏ của Việt Nam và đang có nguy cơ bị tuyệt chủng cao và cần được bảo tồn. Chò chỉ có biên độ sinh thái hẹp, thích hợp với cả loại đất feralit vàng nâu hoặc vàng đỏ và có thể sống thành quần thụ rừng và trong hệ sinh thái đó, chúng có thể có những vai trò khác nhau trên những lập địa khác nhau.
|
Ngay từ xa xưa, rừng đã gắn với sinh kế của cộng đồng dân tộc thiểu số. Người dân thường thiết lập thể chế quản lý tài nguyên rừng theo hướng cùng nhau quản lý và cùng nhau hưởng lợi. Thể chế này được đánh giá là hiệu quả và bền vững nhất trong quản lý tài nguyên thiên nhiên.
|
Thi nghiệm bón thúc phân khoáng trong 3 năm sau khi trồng rừng đã được thực hiện tại Tân Lập, tỉnh Bình Phước cho 4 dòng keo lai (TB03, TB05, TB06 và TB12). Điều ghi nhận là: trong điều kiện đất rừng còn tương đối tốt, vai trò của phân bón qua bón thúc phân NPK với các liều lượng khác nhau đối với sinh trưởng của rừng là không rõ rệt. Do đó, để nâng cao hiệu quả của thâm canh rừng trồng trong điều kiện này cần cân nhắc trước khi sử dụng phân khoáng.
|
Rừng trồng ở nước ta đã được phát triển mạnh với những loài cây bản địa và cây nhập nội có tốc độ sinh trưởng nhanh. Nguyên liệu gỗ rừng trồng đang dần thay thế gỗ rừng tự nhiên trong công nghiệp chế biến gỗ
|
Nghiên cứu đề cập tới một số đặc điểm chế độ nước cá thể và quần thể rừng trồng Bạch đàn E.Urophylla, Bạch đàn trắng E.Camaldunensis, Keo tai tượng A.mangium, Keo lá tràm A.auriculiformis tại Đoan Hùng (Phú thọ), Đại Lải (Vĩnh phúc), Sông Mây (Đồng Nai). Các chỉ tiêu về chế độ nước gồm cường độ thoát hơi nước, sức hút nước của lá, độ thiếu nước của lá, khả năng giữ nước của rừng....
|
Kế hoạch hành động Bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn Việt Nam đến 2015 được xây dựng trong khuôn khổ Hợp phần rừng ngập mặn Việt Nam thuộc dự án “Ngăn ngừa xu hướng suy thoái môi trường biển Đông và vịnh Thái Lan”.
|
Gỗ cây Bạch đàn đã được sử dụng vào các mục đích khác nhau như làm bột giấy, dăm xuất khẩu, gỗ xây dựng và gỗ củi...chính vì vậy, trong nhiều năm qua, loài cây này được gây trồng rộng rãi trên khắp cả nước ở quy mô rừng trồng tập trung và cây phân tán
|
Côn trùng (Insecta) gắn kết với đời sống con người ở tất cả mọi nơi, mọi lúc và mọi lĩnh vực hoạt động như kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật, văn hoá v.v...
|
Theo số liệu kiểm kê rừng Việt Nam năm 2001 tính đến hết tháng 12 năm 1999 thì cả nước ta có 1.471.394 ha rừng trồng, trong đó diện tích rừng trồng các loài thông chiếm 218.056 ha (chủ yếu là thông nhựa, thông mã vĩ, thông ba lá và thông caribê), đứng thứ 3 sau bạch đàn và keo.
|
Lâm trường Đạ Tẻh trực thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng đã trồng được gần 400 ha rừng trồng, trong đó chủ yếu là rừng trồng keo tai tượng Acacia mangium và keo lá tràm Acacia auriculiformis.
|
|