Thực hiện quy chế Quản lý đề tài/dự án Khoa học Công nghệ, ngày 13/7/2024, đoàn công tác của Bộ NN&PTNT cùng Viện Khoa học Lâm nghiệp VN đã tiến hành kiểm tra hiện trường thực hiện dự án SXTN cấp Bộ “Hoàn thiện công nghệ và thiết bị sấy gỗ xẻ rừng trồng sử dụng năng lượng mặt trời” do ThS. Lê Thị Hưng là Chủ nhiệm dự án, Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng là Đơn vị thực hiện, Công ty CP Chế biến gỗ Nội Thất Thành Tâm là đơn vị phối hợp, thời gian thực hiện từ 01/2023-12/2025;
Mô hình hệ thống thiết bị sấy gỗ xẻ rừng trồng sử dụng năng lượng mặt trời kết hợp nguồn nhiệt hơi nước quy mô, công suất 100 m3/mẻ được xây dựng tại Công ty CP Chế biến gỗ Nội Thất Thành Tâm, KCN Phú Tài, tp Quy Nhơn, Bình Định
Thành phần đoàn kiểm tra gồm có:
- Đại diện Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường:
– Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy – Vụ trưởng
– Bà Nguyễn Thị Hải Hòa – Chuyên viên
– Bà Nguyễn Thị Phúc – Chuyên Viên
- Đại diện Vụ Tài chính
– Ông Nguyễn Văn Hà – Vụ trưởng
- Đại diện Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam:
– Ông Đoàn Văn Thu – Phó Giám đốc Viện
– Ông Nguyễn Tiến Linh – Trưởng Ban Khoa học, Đào tạo và HTQT
– Ông Nguyễn Xuân Trường – Trưởng Ban Tài chính, Kế toán
- Đại diện Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng – Đơn vị thực hiện
– Ông Bùi Duy Ngọc – Viện trưởng
Địa điểm kiểm tra mô hình: Công ty Cổ phần CBG Nội Thất Thành Tâm, KCN Phú Tài, phường Trần Quang Diệu, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Thiết bị điều khiển mô hình hệ thống thiết bị sấy gỗ xẻ rừng trồng sử dụng năng lượng mặt trời kết hợp nguồn nhiệt hơi nước quy mô, công suất 100 m3/mẻ
Kết quả kiểm tra hiện trường của Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ như sau:
Năm 2023
+ Dự án đã xây dựng được 01 mô hình hệ thống thiết bị sấy gỗ xẻ rừng trồng sử dụng năng lượng mặt trời kết hợp nguồn nhiệt hơi nước quy mô, công suất 100 m3/mẻ tại tỉnh Bình Định
+ Mô hình hoàn thành từ cuối 2023, được doanh nghiệp vận hành và sử dụng liên tục, kết quả theo dõi một số mẻ sấy gỗ xẻ (gỗ tếch) cho thấy: Công suất sấy trung bình đạt > 100 m3/mẻ, chất lượng gỗ sấy tốt, độ ẩm cuối cùng đồng đều, đạt <12%, không xuất hiện khuyết tật, nứt vỡ hay tỷ lệ hư hỏng do sấy, cơ giới hóa khâu đưa nguyên liệu vào và lấy sản phẩm ra khỏi lò sấy bằng sử dụng xe nâng.
+ Đơn vị thực hiện đã cử cán bộ kỹ thuật phối hợp với doanh nghiệp trong việc theo dõi, vận hành và sấy thử nghiệm để thu thập dữ liệu phục vụ việc đánh giá hiệu quả kinh tế của Mô hình trong thời gian tới.
+ Hệ thống thiết bị đã được doanh nghiệp tiếp nhận, bảo quản tốt. Doanh nghiệp đánh giá cao hiệu quả sử dụng, tính ứng dụng thực tế và khả năng nhân rộng mô hình với các doanh nghiệp chế biến gỗ, đặc biệt là khu vực miền trung, miền nam.
Qua kiểm tra, đoàn đánh giá cao tinh thần triển khai thực hiện của Đơn vị thực hiện, sự phối hợp chặt chẽ và sự đồng hành của doanh nghiệp trong việc triển khai các ứng dụng, tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất. Kết quả triển khai dự án đảm bảo đúng tiến độ, sản phẩm đạt yêu cầu so với phê duyệt.
Một số hình ảnh:
Thực nghiệm sấy gỗ xẻ rừng trồng (gỗ tếch) trên hệ thống thiết bị sấy gỗ xẻ rừng trồng sử dụng năng lượng mặt trời kết hợp nguồn nhiệt hơi nước quy mô, công suất 100m3/mẻ được thiết kế, chế tạo của dự án