Home / Tin tức sự kiện / Khoa học Công nghệ / Kiểm tra hiện trường các nhiệm vụ Khoa học Công nghệ của Viện thực hiện tại các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh.

Kiểm tra hiện trường các nhiệm vụ Khoa học Công nghệ của Viện thực hiện tại các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh.

Thực hiện Quy chế quản lý nhiệm vụ Khoa học Công nghệ, ngày 01 – 02/8/2023, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Vụ Khoa học, Công nghệ & Môi trường và Cục Lâm nghiệp) đã tổ chức Đoàn kiểm tra hiện trường thực hiện 02 nhiệm vụ Khoa học Công nghệ do Viện chủ trì gồm: Dự án “Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật trồng một số giống keo lai mới được công nhận” do KS. Ngô Văn Chính – Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp là chủ nhiệm và đề tài “Nghiên cứu chọn giống và nhân giống vô  tính cây Hồi (Illicium verum Hook.f) có năng suất, chất lượng cao và có khả năng chống chịu sâu, bệnh” do TS. Nguyễn Thị Thúy Nga – Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng là chủ nhiệm. Các nhiệm vụ có hiện trường nghiên cứu tại các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh.

Tại hiện trường Lạng Sơn và Quảng Ninh, đề tài “Nghiên cứu chọn giống và nhân giống vô  tính cây Hồi (Illicium verum Hook.f) có năng suất, chất lượng cao và có khả năng chống chịu sâu, bệnh”  đã xây dựng (i) 02ha mô hình phòng trừ tổng hợp bọ ánh kim và bệnh thán thư hại Hồi/điểm  và (ii) 02ha mô hình khảo nghiệm vô tính cây Hồi/điểm. Bước đầu đánh giá sau 6 tháng tỷ lệ sống của cây đạt từ 88.1% – 90.2%; chiều cao cây đạt từ 53.4cm – 56.1cm; đường kính gốc 8.8mm – 9.1mm, cây sinh trưởng phát triển bình thường.

Tại hiện trường Bắc Giang, dự án “Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật trồng một số giống keo lai mới được công nhận” đã xây dựng được 01 khảo nghiệm mở rộng giống Keo lai với diện tích 02ha (gồm 09 dòng keo lai và 01 dòng đối chứng). Theo số liệu đo đếm của khảo nghiệm năm 2023 thì khảo nghiệm có sinh trưởng và phát triển tốt với tỷ lệ sống của khảo nghiệm trung bình đạt 88,9 %, sinh trưởng trung bình về đường kính ngang ngực đạt 5,1 cm, chiều cao vút ngọn đạt 6,0 m và thể tích thân cây trung bình đạt 6,6 dm3/cây. Chỉ tiêu chất lượng của các dòng tham gia khảo nghiệm cũng đạt rất cao, trung bình từ 3,8 – 4,4 điểm. Khảo nghiệm được quản lý bảo vệ tốt và chống các tác nhân phá hoại