Home / Tin tức sự kiện / Khoa học Công nghệ / Hội đồng nghiệm thu kết thúc Dự án Khuyến nông Trung ương: “Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng giống Keo lai mô được công nhận“.

Hội đồng nghiệm thu kết thúc Dự án Khuyến nông Trung ương: “Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng giống Keo lai mô được công nhận“.

Thực hiện Quyết định số: 478/QĐ-KHLN-KH ngày 13 tháng 12 năm 2022 của của Giám đốc Viện về việc Thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu kết thúc Dự án Khuyến nông Trung ương: “Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng giống Keo lai mô được công nhận“. Chủ nhiệm: Ths. Nguyễn Hoàng Tiệp.

Đơn vị thực hiện: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

Mục tiêu chung:

– Chuyển giao một số dòng Keo lai mô (BV71, BV75, AH1, AH7) đã được công nhận vào phát triển trồng rừng thâm canh cung cấp gỗ lớn;

– Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả rừng trồng sản xuất;

– Nhân rộng các dòng Keo lai mô được công nhận ra sản xuất.

          

Đánh giá về hiệu quả do nhiệm vụ mang lại:

– Đối với sản xuất.

Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng giống Keo lai mô đã đáp ứng mục tiêu phát triển rừng trồng kinh doanh gỗ lớn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống cây Keo lai mô giống mới, kỹ thuật thâm canh rừng trồng để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm rừng trồng đối với trồng rừng cung cấp gỗ nguyên liệu.

Các điểm trình diễn thực hiện mô hình là những điểm tham quan học tập để nhân rộng. Mặc dù, cây keo là những đối tượng rất phổ biến tại các địa phương, nhưng người dân vẫn chưa chú trọng vào khâu giống, thâm canh trồng rừng gỗ lớn.

Bên cạnh mô hình trồng Keo lai mô, sẽ bố trí các mô hình đối chứng bằng nguồn giống và kỹ thuật trồng hiện đang áp dụng ở địa phương để người dân đối chứng và thấy rõ ưu điểm vượt trội mà mô hình mang lại, từ đó quảng bá để nhân rộng mô hình.

– Về kinh tế – xã hội:

Trong trồng rừng sản xuất hiện nay, người dân vẫn đang thực hiện trồng rừng gỗ nhỏ rừng mới 4 – 5 tuổi đã khai thác non, giá trị kinh tế thấp. Trồng rừng gỗ lớn đã đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 2 – 3 lần trồng rừng gỗ nhỏ, với chu kỳ 10 năm đạt đến giá trị 200 triệu đồng/chù kỳ kinh doanh. Mô hình trồng rừng gỗ lớn Keo lai mô là điểm trình diễn để người dân học tập làm theo, tạo lòng tin cho người dân trong chuyển hướng kinh doanh rừng trồng đem lại giá trị kinh tế cao.

– Về môi trường: Trồng rừng gỗ lớn là giải pháp giúp cải tạo môi trường sinh thái, chống xói mòn, rửa trôi. Với thời gian kinh doanh 10 năm trở lên, đất đai sẽ được cải tạo, tăng độ phì của đất, hệ sinh thái ổn định bền vững, ổn định nguồn nước ngầm, cải tạo được điều kiện tiểu khí hậu, tạo môi trường trong lành, giảm thiểu sự tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu gây ra: lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán… tại các địa phương. Các giống đưa vào trồng rừng là những giống nuôi cấy mô, giống mới nên sẽ hạn chế được các dịch bệnh phát sinh trong trồng rừng.

– Dự án được kỳ vọng sẽ làm thay đổi nhận thức của các hộ gia đình về trồng rừng gỗ lớn và sử dụng giống keo lai mô, giống cây có chất lượng cao để đầu tư trồng rừng. Đặc biệt là tổ chức sản xuất theo chuỗi với sự tham gia của doanh nghiệp chế biến gỗ.

Một số hình ảnh triển khai  dự án: