Thực hiện Quyết định số: 235/QĐ/KHLN-KH ngày 22/6/2022 của của Giám đốc Viện về việc Thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở đề tài khoa học công nghệ cấp Quốc gia: Nghiên cứu phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ nội địa phục vụ tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp Việt Nam. Mã số: ĐTĐL.XH-04/18
Chủ nhiệm: TS. Hoàng Liên Sơn.
Đơn vị: Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
Mục tiêu:
– Đánh giá được thực trạng tổ chức thị trường nội địa gỗ và sản phẩm gỗ theo vùng sinh thái – kinh tế; nhận diện những hạn chế, bất cập và nguyên nhân.
– Cung cấp được cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp tổ chức thị trường nội địa gỗ và sản phẩm gỗ.
– Dự báo được xu hướng phát triển thị trường1 lâm sản2 nội địa đến năm 2030.
– Hướng dẫn xây dựng kênh phân phối cho một số mặt hàng chính của sản phẩm gỗ trên thị trường nội địa.
– Đề xuất được giải pháp tổ chức thị trường gỗ và sản phẩm gỗ phục vụ tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp Việt Nam.
Nội dung nghiên cứu của đề tài
Nội dung 1:Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức và phát triển thị trường nội địa gỗ và sản phẩm gỗ
Nội dung 2: Đánh giá thực trạng tổ chức và phát triển thị trường nội địa gỗ và sản phẩm gỗ
Nội dung 3: Dự báo xu hướng phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ nội địa đến năm 2030
Nội dung 4: Phương án xây dựng kênh phân phối cho một số mặt hàng chính của gỗ và sản phẩm gỗ nội địa
Nội dung 5: Đề xuất giải pháp tổ chức và phát triển thị trường nội địa G&SPG phục vụ tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp Việt Nam
Đánh giá về hiệu quả do đề tài mang lại:
(1)Đề tài đã tổng luận được cơ sở lý luận về tổ chức và phát triển thị trường nội địa G&SPG; Từ đó, làm cơ sở thiết kế phương pháp nghiên cứu phù hợp với từng nội dung nghiên cứu của đề tài; và Các hệ thống mẫu phiếu, biểu thu thập thông tin và khảo sát hiện trường được thiết kế đầy đủ theo thuyết minh tổng thể của đề tài, đảm bảo thu thập đầy đủ thông tin phục vụ nghiên cứu để đạt được tất cả các mục tiêu nghiên cứu đặt ra.
(2) Đề tài đã tổng luận cơ sở thực tiễn, đặc biệt nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức và phát triển thị trường G&SPG của một số quốc gia và vùng lãnh thổ, như Trung Quốc, Nhật Bản; Các nước Đông Nam Á; và Liên Minh Châu Âu (EU). Từ đó, rút ra những kinh nghiệm có khả năng áp dụng tại Việt Nam, đặc biệt là phương thức tổ chức thị trường trong nước nhằm tạo hiệu ứng tích cực từ việc nâng cao thương hiệu sản phẩm gỗ tiêu thụ nội địa để vượt qua những rào cản kỹ thuật của thị trường xuất khẩu, duy trì và chiếm lĩnh thị trường tại những quốc gia có xu hướng tiêu dùng trách nhiệm nhằm thực hiện hành động thị trường nói không hoặc tẩy chay những sản phẩm gỗ gây mất rừng và suy thoái rừng.
(3) Phân tích làm rõ vai trò của thị trường nội địa G&SP đối với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp nhằm thúc đẩy nội dung chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các hàng hóa lâm sản trên cả 2 thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
(4) Kết quả nghiên cứu khảo sát một số tỉnh, bước đầu đã rút ra được mô hình tổ chức thị trường nội địa gỗ nguyên liệu. Theo đó, chuỗi cung gỗ nguyên liệu được vận hành theo đặc trưng của điều kiện sản xuất, kinh doanh của 3 Vùng kinh tế – sinh thái lâm nghiệp chủ yếu trong sản xuất, kinh doanh rừng trồng.