Home / Tài nguyên thực vật rừng / Styrax tonkinensis Pierre – Bồ đề

Styrax tonkinensis Pierre – Bồ đề

Tên khoa học:   Styrax  tonkinensis Pierre.

Tên Việt Nam: Bồ đề

Họ Bồ đề  –  Styracaceae.

  1. Mô tả hình thái

Cây cao 18 -20m, đ­ờng kính đạt 20 -25 cm. Thân tròn, vỏ nứt nhẹ màu nâu nhạt. Cành mảnh, hướng lên phía trên. Khi lâm phần non, mật độ dày, tán chiếm 2/3 chiều cao cây.

Lá đơn chiều dài 4,5 -10 cm, chiều rộng 2,6 -5 cm, mọc cách, mặt trên xanh bóng, mặt d­ưới màu nâu nhạt.

Hoa mọc thành chùm đầu cành. Tràng hoa xếp lợp. Nhị cao bằng 2/3 chiều dài của tràng, chỉ nhị rời, đính trên ống tràng.

Quả hình trứng phủ lông xám hình sao, đài sống dai bọc 1/3 quả, quả 1 hạt nứt thành 3 mảnh. Khi non có màu xanh, khi chín vỏ quả màu nâu nhạt.

 

  1. Đặc điểm sinh thái

Bồ đề phân bố trong rừng tự nhiên thứ sinh ở các tỉnh phía Bắc: Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, giữa vị độ 19o và 23oN (Bắc) và kinh độ 103và  107oE (Đông). Th­ường thấy bồ đề ở độ cao từ 60 – 1000m. Bồ đề phân bố tự nhiên nơi có l­ượng mư­a trung bình 1500 – 2000mm. Không có mùa khô hạn ( l­ượng m­ưa nhỏ hơn 50 mm/tháng) hoặc chỉ vài tháng. Trong tự nhiên bồ đề thích hợp nhiệt độ trung bình từ 15o đến 26oC. Cũng có thể chịu biên độ nhiệt độ – 4oC đến  + 450C.

Bồ đề phân bố trên các loại đất feralit vàng hoặc feralit vàng đỏ phát triển trên đá biến chất và trầm tích.

Bồ đề là loài cây ­ưa sáng hoàn toàn, là loài cây tiên phong nên thư­ờng chiếm tầng trên của rừng. Cây con không tồn tại d­ưới tán rừng. Chúng thư­ờng mọc lên sau đất n­ương rẫy, hoặc những nơi nứa khuy, cháy rừng. Bồ đề thư­ờng mọc thành đám gần nh­ thuần loại có xen một vài loài ­ưa sáng hoặc các lâm phần bồ đề xen nứa. Bồ đề là loài rụng lá hoàn toàn. Hàng năm lá rụng từ tháng 10 năm tr­ước tới tháng 2 năm sau. Những lâm phần d­ưới 2-3 năm tuổi bồ đề không rụng hết lá. Tháng 3-4 ra hoa quả. Quả chín vào tháng 8 -9 hàng năm. Bồ đề tái sinh tự nhiên rất mạnh ở nơi trống. Hạt đư­ợc bảo tồn lâu trong đất, khi có điều kiện giải phóng ánh sáng là bồ đề tái sinh.

 

  1. Công dụng, giá trị

Gỗ bồ đề mềm nhẹ, thớ mịn, sáng màu, không có lõi. Gỗ dùng để làm diêm, làm đũa, làm nguyên liệu giấy. Bồ đề đ­ược trồng thành rừng cung cấp nguyên liệu giấy cho nhà máy giấy Bãi Bằng và các mục đích sử dụng khác. Thân cây bồ đề còn tiết ra loại nhựa thơm. Nhựa này gọi là cánh kiến trắng (an tức h­ương, benzoin) đ­ược dùng trong y học, chế n­ớc hoa, véc ni.

Vòng sinh tr­ưởng rõ, thư­ờng rộng 4-7mm có khi rộng tới 10mm. Mạch đơn và kép ngắn, ít khi gặp mạch kép dài phân tán, đ­ờng kính mạch nhỏ, số l­ượng mạch trên 1mm2 nhiều. Tia gỗ nhỏ và hẹp đến trung bình. Mô mềm phân tán và tụ hợp phát triển trên những giải hẹp cùng với tia hình thành mạng l­ưới, có mô mềm tận cùng. Sợi gỗ dạng quản bào, dài 1,2-1,5cm và có vách sợi mỏng. Chiều h­ướng thớ gỗ thẳng. Gỗ mềm và nhẹ, khối l­ượng thể tích gỗ khô 420kg/m3. Hệ số co rút thể tích 0,36. Điểm bão hoà thớ gỗ 24%. Giới hạn bền, khi nén dọc thớ gỗ 261kg/cm2. Sức trống tác 5,1kg/cm.

Gỗ bồ đề có đủ các tiêu chuẩn thoả mãn cho mục đích sử dụng làm diêm, văn phòng phẩm và sản xuất bột giấy. Không nên dùng gỗ bồ đề vào những kết cấu chịu lực. Gỗ rất dễ bị nấm mục sau khi khai thác cần có biện pháp bảo quản, gỗ nguyên liệu để đảm bảo chất l­ượng sản phẩm.