Home / Tài nguyên thực vật rừng / Sindora siamensis Teysm – Gụ mật

Sindora siamensis Teysm – Gụ mật

Tên khoa học: Sindora siamensis Teysm

Tên Việt Nam: Gụ mật

Chi:  Gụ (Sindora)

Tên khác:

Chi Gụ (Sindora) có khoảng 6 loài phân bố ở Nam Trung Quốc, 3 nước Đông dương và Indonesia, Malaysia.

Đặc điểm hình thái: Cây rụng lá cao 20 – 30m. Thân thẳng, có bạnh nhỏ. Vỏ dày 2 – 2,5cm, màu xám đen, nứt sâu; thịt màu vàng nâu, một đặc điểm dễ nhận biết Sến mủ trong rừng tự nhiên là những u lồi sần sùi do chảy nhựa. Cành non có lông sau nhẵn, lá đơn mọc cách, phiến lá hình bầu dục hay mác thuôn, đỉnh nhọn hay lõm, gốc tròn, rộng, dài 8- 14cm, rộng 4-7cm, nhẵn cả 2 mặt. Gân bên 14 – 18 đôi, cuống dài 1,4 – 4cm, lá kèm hình trái xoan-mác, sớm rụng. Cụm hoa chùm, dài 8- 10 cm, ở nách những lá đã rụng. Hoa có cuống ngăn. Cánh đài 5, hình mác gân tam giác, có lông, khi khô màu đen nhạt, cánh tràng 5 màu trắng, dài 14,5mm. Nhị 10 – 15. Bầu và vòi nhẵn, núm 3 răng. Quả hình trứng dài 12mm, rộng 5,5mm, có 3 cánh lớn dài 8,5cm, rộng 1cm, với 11- 14 gân; 2 cánh nhỏ dài 4cm.

Khu vực phân bố: – Đắk lắk: Buôn Đôn, Ea súp, Ea Hleo

– Gia lai: Chư Pah, ChưP rông, Chư B’lứ, Phú Thiện, Kon Ch’ro, Ia Pa, Krông Pa

– Kon Tum: Sa thầy, Đắk Hà

– Lâm đồng: Đơn Dương

– Đắk nông: Đắk Mil, Cư Jút

Điều kiện gây trồng Gụ mật

* Khí hậu: Gụ mật có thể gây trồng ở nơi có nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21 đến 25oC. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1200 đến 2100 mm, độ ẩm không khí bình quân trong các vùng biến đổi từ 80% đến 92%. Gụ mật có thể sống ở những vùng có đến 2-3 tháng hạn trong năm. Vì vậy, xét về mặt khí hậu Gụ mật có thể gây trồng ở toàn vùng Tây Nguyên, trừ những vùng địa hình cao hơn 1300m, sinh trưởng tốt nhất ở độ cao 400 – 500m.

* Đất đai: Gụ mật có biên độ sinh thái rộng, phân bố trên nhiều loại đất khác nhau từ đất xám bạc màu, nhóm đất này nghèo mùn, độ chua cao, độ ẩm thấp đến đất đỏ vàng phát triển trên nhiều loại đá mẹ như đá bazan đá macma axit và đất vàng phát triển trên đá cát, đất vàng nâu phát triển trên đá phù sa cổ