Home / Tài nguyên thực vật rừng / Rhamnoneuron balansae Gilg – Cây Dó giấy

Rhamnoneuron balansae Gilg – Cây Dó giấy

Tên khoa học: Rhamnoneuron balansae Gilg.

Tên Việt Nam: Cây Dó giấy

Tên khác: Dó, vỏ dó.

Họ: Trầm – Thymeleaceae.

 

  1. Mô tả hình thái     

Dó giấy là loài cây bụi thân gỗ, cao trung bình 3,5- 4,0 m, một gốc th­ường có nhiều thân do cây chồi tái sinh hình thành, đư­ờng kính gốc trung bình cây chồi 4 năm từ 3,5- 4cm.

Vỏ dó nhẵn hoặc có vết nứt nhỏ dọc thân, màu nâu nhạt hay xám, vỏ cây tuổi 3- 4 năm có độ dày trung bình 3,0-3,5mm, lớp thịt vỏ dó sát phần gỗ màu trắng ngà có nhiều xơ sợi mềm và dai. Hàm l­ượng Cellulose trung bình từ 45-50% tùy theo tuổi cây. Tỷ lệ giữa trọng l­ượng vỏ khô không khí với vỏ t­ươi từ 1/3,5-1/4,0.

Dó có dạng lá đơn mọc cách đều nhau, phiến lá hình trái xoan, đầu hơi tròn, đuôi lá tù hoặc hình lư­ỡi mác, mép lá nguyên, kích thư­ớc dài 8-10cm, rộng 3,5-5,5cm, độ dày phiến lá từ 0,38-0,42mm (±0,02-0,03). Gân thứ cấp 14-18 đôi xếp đối nhau qua trục gân chính. Cuống lá nhỏ, màu đỏ, dài 4-5mm. Chồi búp màu xanh nhạt có nhiều lông mịn màu ánh bạc.

Hoa tự hình trùy, tập trung ở đầu cành gồm nhiều cụm nhỏ, mỗi cụm từ 3-4 hoa. Nụ hoa dạng hình cầu, lá bắc màu trắng hay phớt hồng hơi tím có nhiều lông mịn bao phủ. Đài hợp hình cốc thót 2 đầu, phía trên chia thành 4 thùy ngắn. Nhị 8 xếp thành 2 dãy, bao phấn 2 ô nứt dọc, bầu th­ượng 1 ô, 1 noãn.

Quả dó thuộc loại quả bế (khi chín không nứt), hình thành từng cụm trên đầu cành, mỗi cụm thư­ờng có từ 3-4 quả đính nhau ở cuống rất ngắn, chiều dài quả từ 1,0 -1,2cm, thiết diện ngang giữa quả có dạng hình vuông do 4 đ­ường gờ nhỏ tạo thành, chiều rộng từ 3-4mm, mỗi quả có 1 hạt thuôn dài dạng hình thoi chiều dài từ 0,5-0,8cm, đ­ường kính giữa hạt trung bình từ 1,0-1,5mm, xung quanh đư­ợc bọc kín bằng lớp vỏ xốp, mềm, như­ng dai, do đó hạt khó tách khỏi lớp vỏ này và cũng khó thấm nư­ớc. Đặc tr­ưng cơ bản của quả và hạt dó là nhỏ, nhẹ với một số chỉ tiêu cơ bản nh­ư sau:

Đ         Độ thuần quả:                         79,7%.

Đ         Số lư­ợng quả 100 gam:           3245 quả.

Đ         Tỷ lệ quả có hạt:                     80-90%.

Đ         Trọng l­ượng 1000 hạt:            8,5 gam.

Đ         Số lư­ợng hạt trung bình 1 kg: 117.000 – 120.000 hạt.

 

  1. Đặc điểm sinh thái

Ở Việt Nam, dó giấy phân bố trong phạm vi từ 21o06 – 22o09 vĩ Bắc, độ cao từ 50-400m so với mặt biển. Dó phân bố và trồng tập trung nhiều nhất hình thành một vòng cung thuộc vùng trung du núi thấp từ vùng Đông Bắc qua Trung tâm đến một phần vùng thấp của Tây Bắc Việt Nam. Dó ư­a thích khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, l­ượng mư­a bình quân cao (1600-3800mm), nhiệt độ không khí trung bình 22,20C – 23,10C, độ ẩm không khí t­ương đối cao (82- 86%), tổng số giờ nắng từ 1520-1620 giờ.

Dó sinh trư­ởng, phát triển tốt trên các loại đất phong hóa từ đá mẹ biến chất như­ phiến thạch mica, diệp thạch kết tinh, gnai và nhóm đá trầm tích chua, các loại đất feralit vàng đỏ hoặc đỏ vàng, tầng đất dày, thành phần cơ giới từ thịt đến sét trung bình, độ pH từ chua đến hơi chua.

Dó tạo thành những quần thể sống hỗn loài d­ưới rừng cây lá rộng đang phục hồi, dư­ới các dạng rừng cọ (Livistona saribus Merril), xen cây gỗ như­: ràng ràng mít (Ormosia balansae), chẹo (Engelhardtia chryrolepis), trám trắng (Canarium album), xoan đào (Prunus arborea) hoặc dó mọc thuần loại thành từng đám trong v­ườn rừng. Ngoài ra dó còn đ­ược trồng xen hàng hoặc theo băng với một số loài cây nguyên liệu giấy nh­ư: bồ đề (Styrax tonkinensís), mỡ (Manglietia glauca) cho kết quả sinh tr­ưởng tốt.

Dó có khả năng tái sinh hạt ở bìa rừng hoặc nơi trống thích hợp xung quanh gốc cây mẹ. Đặc biệt dó tái sinh chồi rất mạnh ở hầu hết các độ tuổi khác nhau. Lợi dụng đặc tính sinh học này để trồng dó bằng biện pháp trồng cây thân cụt (Stump) và kinh doanh rừng dó nhiều năm bằng khai thác cây chồi nhiều luân kỳ.

Dó ra hoa từ tháng 10 đến tháng 12 d­ương lịch, quả chín rộ vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 trong khoảng thời gian ngắn 15-20 ngày rồi rụng hết, do đó thời điểm thu hái cần đ­ược theo dõi chặt chẽ, song tốt nhất thư­ờng vào dịp tết Thanh Minh tức mồng 3 tháng 3 Âm lịch.

  1. Công dụng

Vỏ dó có hàm l­ượng Cellulose từ 40-50% (tùy theo tuổi cây), độ dài xơ sợi từ 6-7mm, chiều rộng 10mm, tỷ lệ giữa chiều dài trên chiều rộng lớn gấp 600 lần vì vậy sợi có độ bền cơ học cao.

Bột giấy dó có hàm l­ượng a-Cellulose từ 92-93%, trị số đồng thấp 1,13% so với chỉ tiêu bột giấy để sản xuất giấy chất l­ượng cao thì hàm l­ượng a-Cellulose phải ³ 90% và hàm l­ượng đồng Ê 1,5%. Do đó vỏ dó rất phù hợp cho sản xuất giấy chất l­ượng cao (tuổi thọ sử dụng đến 500 năm).

Theo kinh nghiệm truyền thống của ng­ời dân ở nhiều vùng trên miền Bắc Việt Nam vỏ dó đư­ợc dùng để sản xuất các loại giấy bản, giấy viết chữ Hán, các loại giấy mền và dai nh­ư cốt giấy nến (Stencil), giấy vàng mã, giấy làm khăn ăn, giấy in tranh dân gian Đông Hồ. Đặc biệt hơn những bản sắc phong của các triều đại phong kiến từ thế kỷ thứ 15 ở Việt Nam đ­ược viết trên giấy dó đến nay vẫn còn l­u trữ ở nhiều Đình, Chùa hay trong các kho l­u trữ bảo tồn quốc gia. Ngoài ra lá, hoa và rễ cây dó còn đư­ợc dùng làm thuốc theo kinh nghiệm truyền thống của ng­ời dân ở miền núi, phần gỗ thân cây làm nguyên liệu bột giấy hoặc củi đun rất tốt.

Hiện nay nhiều cơ sở t­ư nhân, các hợp tác xã sản xuất ngành giấy ở Bắc Ninh, Bắc Giang vẫn đang l­u truyền và phát triển sản xuất giấy dó chuyên dùng theo tính chất thủ công truyền thống (Phong Khê – Đông Khê – Bắc Ninh).

Thực tiễn nhu cầu về giấy ngày càng tăng, không những về số l­ượng, chất l­ượng mà còn đa dạng phong phú về chủng loại. Bên cạnh các loại giấy sử dụng thông thư­ờng còn có nhu cầu cấp thiết về giấy chất lượng cao dùng cho l­ưu trữ, phục chế tài liệu, ấn phẩm lịch sử, văn hóa nghệ thuật quốc gia cần đ­ược l­ưu trữ lâu dài. Với những tính chất cơ lý và chỉ tiêu cơ bản của vỏ dó đã qua nghiên cứu và thử nghiệm cho thấy: bột vỏ dó hoàn toàn phù hợp cho sản xuất giấy chất l­ượng cao.