Home / Tài nguyên thực vật rừng / Lithocarpus ducampii A.Camus hoặc Pasania ducampii – Kháo vàng

Lithocarpus ducampii A.Camus hoặc Pasania ducampii – Kháo vàng

Tên khoa học: Lithocarpus  ducampii A.Camus hoặc Pasania ducampii.

Tên Việt Nam: Kháo vàng

Họ: Dẻ – Fagaceae.

 

  1. Mô tả thực vật

Cây gỗ lớn cao tới 30m, tán rộng 8 – 10m, đường kính ngang ngực có thể đạt tới 1m, thân thẳng, tròn phân cành cao, gốc có bạnh vè. Vỏ nâu xám nứt dọc sâu, biểu bì bong từng mảng lớn, tủy tuyến nổi rõ trên thân gỗ. Lá đơn mọc cách có lá kèm, lá hình ngọn giáo dài 10- 12cm, rộng 4- 5cm, phiến lá dày, cứng mặt trên màu xanh thẫm, mặt dưới ánh bạc có lông mịn, không có răng cưa. Hoa tự bông đuôi sóc đơn tính cùng gốc mọc ở nách lá đầu cành. Hoa tự cái mọc thành cụm, mỗi cụm có 2- 5 hoa nhỏ. Quả hình cầu mầu xanh nhạt đường kính 1- 1,3cm đính xung quang một cuống dài, to tạo thành từng chùm quả dài 10- 12cm. Mùa hoa: Tháng 5- 7, mùa quả tháng 9- 11.

 

  1. Đặc điểm sinh thái

Dẻ đỏ là loài có biên độ sinh thái rộng, có thể thấy chúng phân bố ở khắp mọi nơi trong rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh lá rậm ở Việt Nam.

  • Điều kiện khí hậu: + Lượng mưa bình quân năm: Từ 1500- 2500mm.

+ Nhiệt độ bình quân năm từ 23- 270C.

  • Điều kiện thổ nhưỡng: Thích hợp với đất feralít vàng đỏ hoặc đỏ vàng phát triển trên đá mác ma a xít hoặc trên sa phiến thạch. Đất có hàm lượng mùn từ nghèo đến trung bình (1,5%- 3%), pHH20 từ 4,5- 6,5.
  • Quần xã thực vật: Trong rừng tự nhiên, giẻ đỏ thường xuất hiện ở kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới và á nhiệt đới núi thấp với các loài: sến, lim, táu, kháo vàng, trám, vạng, ngát, hình thành các đai sến, táu, dẻ (Trần Ngũ Phương, 1968). Đặc biệt trong các loại rừng thứ sinh phục hồi, dẻ đỏ cùng với một số loài dẻ trắng, dẻ cau, cà ổi… tạo thành những ”nhóm ưu hợp” cây họ Dẻ.
  • Vùng phân bố: Trên thế giới: Dẻ đỏ phân bố ở 3 nước Đông Dương: Việt Nam, Lào, Cămpuchia và nam Trung Quốc. Ở Việt Nam: Dẻ đỏ phân bố nhiều ở Bắc Thái, Hà Bắc (cũ), Lạng Sơn, Vĩnh Phú (cũ) (độ cao tương đối từ 200- 500m) và một số vùng phía Nam như Kon Hà Nừng (Gia Lai), Cát Tiên (Đồng Nai).

 

  1. Công dụng

Gỗ dẻ đỏ màu hồng, cứng và chịu lực tốt. Trước đây được dùng làm thoi dệt hoặc làm vật liệu xây dựng, đóng đồ gia dụng. Gỗ dẻ đỏ còn được dùng chống đỡ hầm lò và làm tà vẹt.

Vòng sinh trưởng không rõ, thường rộng khoảng 3-6mm. Mạch đơn phân tán thành cụm và hàng lệch theo hướng xuyên tâm, đường kính mạch có hai loại kích thước lớn và nhỏ khác biệt, trong mạch thờng có thể nút. Tia gỗ có hai loại kích thước lớn và nhỏ khác biệt, loại tia lớn rộng hơn đương kính mạch gỗ, loại tia nhỏ khó thấy bằng mắt thường. Mô mềm phân tán và tụ hợp thành những  giải hẹp ngắn và  lượn sóng theo hướng tiếp tuyến, có mô mềm dính mạch không đều. Sơi gỗ dạng quản bào, có vách dày trung bình.

Gỗ cứng và nặng, khối lượng thể tích gỗ khô 840kg/m3. Hệ số co rút thể tích 0,58. Giới hạn bền khi nén dọc thớ 610kg/cm2, uốn tĩnh 1280kg/cm2. Sức chống tách 19,2kg/cm. Hệ số uốn va đập 0,75.

Gỗ Dẻ đỏ có khả năng dùng trong những kết cấu chịu lực, chủ yếu là trong xây dựng giao thông vận tải và đồ mộc.