Home / Tài nguyên thực vật rừng / Dipterocarpus condorensis Ashton., D. caudatus aff., D. chartaceus Sym, – Dầu cát

Dipterocarpus condorensis Ashton., D. caudatus aff., D. chartaceus Sym, – Dầu cát

Tên khoa học: Dipterocarpus condorensis Ashton., D. caudatus aff., D. chartaceus Sym,

Tên Việt Nam: Cây Dầu cát

Họ Dầu (Dipterocarpaceae).

Tại khu vực Đông Nam Á, chi Dầu (Dipterocarpus) có khoảng 70 loài (Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, phía tây Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Sri Lanka, Thái Lan, và Việt Nam), và chúng là thành phần quan trọng của các rừng rụng lá, tên khoa học của nó phát sinh từ tiếng HyLạp, có nghĩa là “quả hai cánh”. Trên thế giới không có nghiên cứu nào về loài này, do cây Dầu cát có phạm vi phân bố tự nhiên hẹp, hiện nay theo tác giả Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005) [13] và Lưu Hồng Trường (2005) Dầu cát chỉ có phân bố tại Việt Nam.

Đặc điểm hình thái,

Dầu cát là cây gỗ lớn sinh trưởng chậm, chiều cao có thể lên đến trên 30 m, đường kính tới 1,2 m. Thân cây hình trụ, thẳng. Chiều cao dưới cành từ 12 – 20 m, vỏ màu xám nâu bong thành mảng nhỏ. Lá đơn mọc cách, cành và lá non có lông màu xám nhạt, lá hình trứng thuôn, đầu hơi nhọn, gân có từ 10 – 15 đôi nổi rõ ở mặt sau, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông hình sao, chiều dài lá 12 – 20 cm, chiều rộng 7 – 12 cm. Hoa tự chùm lưỡng tính mọc ở nách lá, đầu cành. Đài có 5 thuỳ lợp, hợp ở gốc và ống đài thường dính với bầu, các lá đài ban đầu bằng nhau, sau hai lá đài kéo dài thành cánh ở quả chính vì vậy đôi khi gọi dầu là họ quả hai cánh. Cánh hoa 5, vặn. Nhị thường nhiều hơn 15, thường rời nhau. Quả hình tròn khô không mở, bao bởi đài hoa dài 10-15 cm, đường kính quả từ 2 – 3 cm, Hạt không có phôi nhũ; lá mầm gấp nếp. Hệ rễ cọc.

Dầu cát được phát hiện thấy ở Việt Nam trên các vùng cát ven biển chạy suốt từ Phan Thiết đến Bà Rịa – Vũng Tàu. Cây mọc thành từng đám khoảng vài chục cây đến hàng trăm cây, dọc suối nước ven biển và dọc bờ biển. Hiện tìm thấy dọc theo bờ biển như tại Hàm Minh, Hàm Thuận Nam tới thị trấn Lagi, Hàm Tân (Bình Thuận), hoặc phân bố như những cây cá thể hoặc từng đám rừng nhỏ kéo theo dọc đường từ Hàm Tân đi về phía Nam và có khá nhiều ở Khu bảo tồn Bình Châu – Phước Bửu (Bà Rịa – Vũng Tàu). Vỏ cây dày hơn vỏ dầu rái, nứt sâu. Cây mọc thành đám, mỗi đám khoảng vài trăm cây. Quả nhỏ, vỏ quả nhẵn bóng, tròn chứ không như quả Dầu rái. Cây mọc trên cát trắng và ven khe (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2005).