Home / Tài nguyên thực vật rừng / Dipterocarpus alatus Roxb – Dầu nước

Dipterocarpus alatus Roxb – Dầu nước

Tên khoa học: Dipterocarpus alatus Roxb.

Tên Việt Nam: Dầu nước

Tên khác: Dầu con rái.

Họ: Dầu – Dipterocarpaceae.

 

  1. Mô tả thực vật

Cây gỗ lớn cao tới 40 m. Thân thẳng, hình trụ phân cành cao. Đường kính ngang ngực có thể đạt tới 2m. Vỏ xám, dày, khi già nứt theo các rãnh sâu và rộng, biểu bì bong từng mảng lớn.

Lá đơn mọc cách, có lá kèm sớm rụng, phiến lá hình trái xoan, hình trứng ngược, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới xanh nhạt có lông mịn. Lá có chiều dài từ 16- 20cm, rộng từ 8- 10cm. Hoa tự chùm mọc ở nách lá đầu cành, đài tồn tại tạo thành 2 cánh dài 12- 15cm, rộng 3- 5cm, có 3 gân gốc. Quả hình cầu, đường kính 2- 3cm, khi non màu xanh, khi chín chuyển sang màu đỏ nâu. Mùa hoa: Vào tháng 11- 12, mùa quả vào tháng 4- 5.

 

  1. Đặc điểm sinh thái
  • Điều kiện khí hậu

– Lượng mưa bình quân năm từ 1500 – 2200mm.

– Nhiệt độ bình quân năm: 25- 270C.

– Ẩm độ tương đối trung bình năm: 75- 85%.

– Mùa khô kéo dài 4- 6 tháng.

  • Điều kiện thổ nhưỡng

Ưa đất ẩm, sâu, thoát nước, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình. Cũng như vên vên, sao đen, dầu nước thích hợp với các loại đất xám trên phù sa cổ và đất feralit phát triển trên phiến thạch sét hoặc granit, đất tương đối nghèo mùn, pHH2O: 5- 6, địa hình bằng phẳng.

  • Quần xã thực vật

Dầu nước thường nằm trong các đai chuyển tiếp từ kiểu rừng kín ẩm, lá rộng thường xanh sang rừng khô rụng lá mưa mùa. Trong rừng dầu nước cùng sao đen, vên vên, dầu lông,… tạo thành một ”nhóm sinh thái” cây họ Dầu. Đôi khi chúng mọc thuần loài tạo thành các ”lán” dầu (Tân Phú- Đồng Nai). Tán dầu nước thường hình thành một tầng riêng biệt (tầng ưu thế sinh thái hay tầng nhô).

  • Vùng phân bố

+ Trên thế giới: Các nước vùng Đông Nam Á: Philippine, Indonesia, Malaysia,…

+ Ở Việt Nam: Phân bố khá rộng từ Quảng Bình vào đến Tây Ninh, Bình Dương Bình Phước, kể cả các tỉnh ở Tây Nguyên như Gia Lai- Kon Tum- Đắk Lắk- Lâm Đồng nhưng phân bố tập trung nhất vẫn là ở vùng Đông Nam Bộ.

 

  1. Công dụng

Gỗ màu sáng trắng, giác lõi không phân biệt, được dùng làm gỗ dán lạng và xây dựng. Nhựa trắng chứa 50 – 70% resquitepire có thể thay thế cô-lô-phan trong công nghệ chế tạo sơn, véc ni, mực in. Giá thị trường thế giới hiện nay từ 1500- 2000 USD/m3 gỗ tròn.

Gỗ có giác và lõi phân biệt, giác mầu xám hồng, lõi mầu hồng. Vòng sinh trưởng không rõ. Mạch đơn phân tán, đường kính mạch lớn, số lượng mạch trên 1mm2 ít, trong mạch thường có chất chứa mầu nâu hồng hoặc trắng. Tia gỗ có 2 độ rộng khác biệt. Mô mềm phân tán và tụ hợp phát triển thành những giải hẹp gián đoạn, các mô mềm dính mạch không đều. Sợi gỗ dạng quản bào, dài 1,1-1,4mm, vách sợi dầy. Có ống dẫn nhựa dầu phân tán.

Gỗ cứng trung bình và nặng trung bình, khối lượng thể tích tia gỗ khô 780kg/m3. Hệ số co rút thể tích 0.51. Điểm bão hoà thớ gỗ 26%. Giới hạn bền khi nén dọc thớ 586kg/cm2. Hệ số uốn va đập 0,60.

Gỗ có khả năng dùng trong những kết cấu chịu lực, chủ yếu là trong xây dựng và giao thông vận tải.