Home / Tài nguyên thực vật rừng / Dendrocalamus asper (J. A. et J. H. Schult.) Backer ex Heyne – Mạnh tông

Dendrocalamus asper (J. A. et J. H. Schult.) Backer ex Heyne – Mạnh tông

Tên khoa học:Dendrocalamus asper (J. A. et J. H. Schult.) Backer ex Heyne

Tên Việt Nam: Mạnh tông

Tên Địa phương: Tre măng

  1. Đặc điểm nhận biếtChiềucao thân 15-20cm, đường kính 6-10 (-12)cm, ngọn dài, rủ xuống, mấy đốt ở gốc thân thường có vòng rễ khí; chiều dài lóng 30-50cm, lúc non có lông gai nhỏ màu nâu nhạt, và phủ mỏng phấn trắng; vòng thân không nổi lên; lóng đốt và phía dưới đốt đều có một vòng lông nhung màu nhạt; tập tình chia cành cao, bắt đầu từ đốt thứ 9, mỗi đốt có nhiều cành mọc cụm, cành chính rõ. Bẹ mo rụng sớm, chất da, lúc tươi màu lục nhạt, mặt lưng mọc dán lông gai nhỏ màu trắng xám đến màu nâu, sau khi khô sườn dọc nổi lên, đầu hình cung tròn, tai mo hình dài hẹp, dài 2cm, rộng khoảng 7mm, gấp nhăn dạng sóng, đầu cùng hơi mở rộng và gần hình tròn, mép có mấy chiếc lông tua dạng sóng cong dài tới 6mm; lưỡi mo nổi lên, cao 7-10mm, mép đính lông tua màu nâu dài 3-5mm; phiến mo hình lưỡi mác, thường lật ra ngoài, hai bên gốc thu hẹp vào trong, gấpnhăn dạng sóng. Cành nhỏ cấp cuối mang 7-13 lá, bẹ lá lúc đầu có lông gai nhỏ mọc dán, về sau trở nên nhẵn, tai lá nhỏ, lông tua miệng bẹ mấy chiếc; lưỡi lá hình cắt ngang, cao khoảng 2mm, mép nguyên hay xẻ răng nhỏ; phiên lá thay đổi kích thước, hình lưỡi mác đến hình lưỡi mác dạng tròn dài, dài (10-) 20-30 (-35)cm, rộng (1,5-) 3-5cm, mặt mdưới phủ lông mềm, gân cấp hai 7-11 đôi, gân ngang nhỏ hơi rõ, mép lá một bên ráp, một bên hơi ráp, cuống lá dài 2-7mm. Cụm hoa không lá, dài có thể tới 50cm, mỗi đốt đính từ ít đến nhiều bông nhỏ giả; bông nhỏ dẹt, dài 6-9mm, rộng 4mm, chứa 4 hay 5 đoá hoa nhỏ, và một đoá hoa nhỏ thoái hoá ở đỉnh; mày trống 1 hay 2 chiếc, hình lưỡi mác dạng trứng; mày ngoài hình trứng rộng, càng lên phía trên càng dài, dài nhất 8mm, lưng có lông nhỏ, phần trên của mép có lông mảnh; mày trong dài bằng mày ngoài, lưng có 2 gờ, giữa các gờ có 2-3 gân, ngoài gờ đến mép có 1 hay 2 gân, trên ngờ và mép đều có lông mảnh, mày trong của hoa nhỏ trên cùng tương đối thoái hoá, trên gờ không có lông mảnh, nhưng khoảng giữa các gờ có lông ráp; mày cực nhỏ không; bao phấn dài 3-5mm (hoa nhỏ phía trên dài nhất), đầu có mũi nhọn ngắn, không lông; bầu và vòi đều phủ lông nhỏ, đầu nhuỵ 1, dạng lông vũ.
  2. Đặc tính sinh học, sinh thái học:

2.1. Điều kiện tự nhiên

Mạnh tông được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ có khí hậu nhiệt đới mưa mùa, độ cao so với mặt biển dưới 400m, địa hình đồi thấp, đất cát đến cát pha.

2.2. Đặc điểm quần thể, sinh sản, sinh trưởng và phát triển

Mạnh tông được trồng phân tán từng khóm trong vườn nhà. ở Thái Bình Mạnh Tông đựơc trồng từng hàng ven đê. ở Hạ Hoà (Phú Thọ) nó được trồng thành đám. Mạnh tông có khả năng sinh sản bằng hạt – co thu được cây con từ hạt.

Cây cho nhiều măng, có thể ra nhiều đợt trong một vụ măng nếu măng vụ trước bị cắt.

  1. Phân bố:

Hiện nay Mạnh tông được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ; đã đưa ra Miền Bắc trồng ở Thái Bình, Phú Thọ và cho thu hoach măng.

  1. Giá trị sử dụng:

Mạnh tông cho thân to, thẳng thường dùng làm cột nhà, cột điện… Măng ăn ngon, được nhiều người ưa thích. Trồng Mạnh tông lấy măng có lợi vì cho măng nhiều, to, thịt dầy, nặng cân… (vì vậy có địa phương người dân gọi là “Tre măng”.

  1. Kỹ thuật kinh doanh:

Kỹ thuật kinh doanh Mạnh tông chưa được nghiên cứu, người dân trồng và khai thác theo tập quán.

Gây trồng: Giống trồng thường bằng gốc hoặc cành, giống nhập là giống cành. Phùng Thị Cẩm Thạch (Phận Viện KHLN Nam Bộ) đã ứng dụng kỹ thật chiết cành để tạo giống Mạnh Tông.

Khai thác: Chặt nhiều hay ít là tuỳ theo nhu cầu sử dụng.

  1. Hiện trạng sản xuất:  

Vùng Hạ Hoà (Phú Thọ) người dân trồng Mạnh tông trong rừng thứ sinh thấy phát triển tốt nên cũng đã tự nhân giống cành để bán rộng rãi.

  1. Khuyến nghị:

Có thể trồng Mạnh tông để lấy cây hoặc măng, cây và măng đều có chất lượng tốt, năng suất cao vì vậy nên khuyến khích trồng Mạnh tông và mở ra nhiều vùng nếu có điểu kiện thích hợp.

Mạnh tông cũng cần được nghiên cứu toàn diện để có cơ sở khoa học vững chắc cho chỉ đạo sản xuất.