Home / Tài nguyên thực vật rừng / Cinnamomum cassia Bl – Quế

Cinnamomum cassia Bl – Quế

Tên khoa học: Cinnamomum cassia Bl.

Tên Việt Nam; Quế

Họ: Re (Lauraceae).

 

  1. Mô tả hình thái

Quế là cây thân gỗ sống lâu năm, ở tuổi 30 – 35 quế có thể cao 18 – 20m, đ­ờng kính đạt 10 – 45cm, quế có lá đơn mọc cách hoặc gần đối, lá có 3 gân gốc kéo dài lên tận đầu ngọn lá.

Quế có tán lá hình trứng xanh quanh năm, tỉa cành tự nhiên kém. Các bộ phận của quế đều có chứa tinh dầu, đặc biệt là ở vỏ có thể đạt 3 – 4% trọng l­ợng khô.

Hoa tự chùm mọc ở đầu cành, hoa nhỏ màu trắng hay phớt vàng.

 

  1. Đặc điểm sinh thái

Quế phân bố rộng, có thể sinh tr­ởng tốt cả ở miền Nam và miền Bắc Việt Nam. Tùy theo ở phía Nam hay phía Bắc mà quế có thể phân bố từ độ cao 200m (ở phía Bắc) cho đến 600 – 800m (ở phía Nam), nơi có khí hậu ôn hòa nhiệt độ từ 20 – 290C, độ ẩm không khí cao > 85% và chỉ số  khô hạn thấp (<0.3) và có l­ợng m­a hàng năm cao (2.000 – 4.000 mm).

Quế là cây trung tính, cây quế lúc nhỏ cần có bóng che thích hợp, ở 1 – 2 năm đầu cần độ tàn che 40 – 60% ánh sáng trực xạ. Khi lớn lên, mức độ chịu bóng giảm dần và mức độ ­a sáng ngày một tăng, đến năm thứ 3 – 4 thì cây quế hoàn toàn ­a sáng.

Quế là cây rất mẫn cảm với nhiệt độ, ở tuổi v­ờn ­ơm quế chỉ chịu đ­ợc nhiệt độ 40 – 450C, cây trên rừng khả năng chịu nhiệt của lá quế có khá hơn 45 – 480C. Đặc điểm kém chịu nóng này có thể là nguyên nhân giới hạn vùng phân bố của quế.

Quế thích hợp với các loại đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, đất giầu kali và nhiều mùn.

Quế có thể sống thuần loài hoặc hỗn giao với nhiều loài cây lá rộng khác. Trong quần thể quế thuần loài, sự cạnh tranh n­ớc, ánh sáng giữa các cá thể cũng cách biệt, biểu hiện ở rừng quế khi đã khép tán có sự phân hóa rất mạnh.

Quế trồng sau 8 năm thì ra hoa. Hoa ra vào tháng 5 – 6, quả chín vào tháng 12, 1. Khi quả chín, vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu tím than, quả mọng, phía trong chứa 1 hạt.

Hạt quế có bầu, nếu gặp điều kiện nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng bất lợi, hạt dễ bị chảy dần và làm mất khả năng nẩy mầm của hạt.

Ở Việt Nam, quế phân bố tập trung ở một số vùng mà vỏ quế có giá trị xuất khẩu nổi tiếng nh­ miền Bắc: Quảng Ninh, Yên Bái, Thanh Hoá và miền Nam: Trà Mi (Quảng Nam) và Trà Bồng (Quảng Ngãi).

 

  1. Công dụng

Cây quế là cây đặc hữu của rừng nhiệt đới n­ớc ta. Ngay từ xa x­a, quế n­ớc ta (quế Giao chỉ) đ­ợc dùng nh­ là một trong 4 vị thuốc đầu bảng (sâm, nhung, quế, phụ), chữa trị đ­ợc nhiều bệnh và bồi bổ sức khỏe cho ng­ời. Vì vậy quế đ­ợc coi là một sản phẩm đặc hữu của đất Giao chỉ để dâng hiến, cống nạp cho các triều đại phong kiến ph­ơng Bắc.

Cây quế có giá trị kinh tế và là nguồn lợi lớn gắn liền với đời sống của đồng bào Dao, M­ờng, Thái ở phía Bắc, đồng bào Cà Tu, K’ho… ở phía Nam, vì vậy từ xa x­a Quế đã đ­ợc gây trồng nhiều ở Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi và đ­ợc coi nh­ là một tài sản thừa kế của ông bà, cha mẹ cho con cháu. Quế Quảng, quế Thanh từ lâu đã nổi tiếng trên thế giới về hàm l­ợng tinh dầu và chất l­ợng của nó, vì quế ở đây có vỏ dày, nhiều dầu rất đ­ợc ­a chuộng trong công nghiệp thực phẩm, d­ợc phẩm, h­ơng liệu trên thị tr­ờng thế giới.

Quế là cây kinh doanh lấy vỏ, vì vậy để có năng suất và chất l­ợng vỏ cao, cây cần phải to lớn, vỏ dày và nhiều dầu. Vì vậy trong kinh doanh rừng quế thì việc điều chế rừng quế là vô cùng quan trọng để đảm bảo mật độ vừa phải để có đủ ánh sáng cho cây quế phát triển.