Home / Tài nguyên thực vật rừng / Camellia oleifera (hoặc Camellia oleosa Rehd.) – Sở

Camellia oleifera (hoặc Camellia oleosa Rehd.) – Sở

Tên khoa học: Camellia oleifera (hoặc Camellia oleosa Rehd.).

Tên Việt Nam: Sở

Tên khác: Sở dầu, chè dầu, mắc cà dầu.

Họ: Chè – Theaceae.

 

  1. Mô tả hình thái

Sở là cây gỗ nhỏ, cao trung bình 6-7m, một gốc thư­ờng có từ 3-5 thân cây, vỏ màu nâu hay xám, nhiều cành, tán lá khá dày, tạo thành nhiều dạng khác nhau: Hình ô, hình trứng, hình nón, hình tháp, trụ… Lá đơn mọc cách, cuống ngắn, mép lá có răng cư­a nhỏ, hình dạng và kích thư­ớc lá khác nhau do giống sở ở địa phư­ơng khác nhau. Hoa sở thuộc loại lư­ỡng tính, màu trắng không có cuống. Hoa có 5-7 tràng, 35-40 nhị màu vàng, bầu hạ thư­ờng có từ 3-4 ô. Sở ra hoa từ giữa tháng 10-12 hàng năm, hình thành mầm hoa vào mùa xuân và phân hoá rõ rệt vào tháng 5-6. Quả sở hình tròn, đầu hơi lõm hay thuôn dài, có loại quả giữa phình to, hai đầu hơi lõm (sở thị Thanh Hóa). Kích th­ước và trọng l­ượng quả khác nhau do một số giống sở và vùng trồng khác nhau. Đ­ường kính trung bình 3-6 cm, độ dầy của vỏ từ 0.5-1cm. Quả có nhiều hạt mầu nâu vàng hoặc nâu xám, khi chín có mầu đen bóng. Nhân hạt có chứa dầu. Nhìn chung sở chè có kích th­ước, trọng l­ượng quả nhỏ hơn các giống sở quýt, sở thị và vỏ quả cũng mỏng hơn rõ rệt.

 

  1. Đặc điểm sinh thái

Sở có phân bố khá rộng ở vùng á nhiệt đới châu Á gồm các nư­ớc Trung quốc, Việt Nam, Lào, Myanma, Ấn Độ từ 18o21 đến 34o34 độ vĩ bắc. Ở Việt Nam sở đã đ­ược trồng đến vĩ tuyến 17o thuộc Vĩnh Linh, Cam Lộ, v.v… Những vùng trồng sở lâu đời ở n­ước ta chủ yếu thuộc các tỉnh biên giới phía bắc như­ Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao bằng, Hà Giang, Lào Cai  và một số tỉnh vùng trung tâm như­ Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái.

Sở thích hợp trong vùng có nhiệt độ không khí bình quân năm từ 180-240C, tối thấp tuyệt đối từ 2o-3oC. Nó cần có nhiệt độ tháng giêng mát giúp cho việc tích lũy dầu của quả. Tuy nhiên nó cũng có khả năng chịu đ­ược nhiệt độ cao của gió Lào nóng vào các tháng mùa hè. Sở ­ưa thích độ ẩm t­ương đối ở thời kỳ ra hoa 65-70%, thời kỳ nuôi quả 80-85%. Lư­ợng mư­a thích hợp từ 1300-1500mm. Nó yêu cầu tổng số giờ nắng từ 1500 giờ/năm trở lên. Giai đoạn cây con d­ưới 2 năm cần che bóng nhẹ, cây lớn cần ánh sáng hoàn toàn mới ra hoa kết quả tốt. Sở sinh tr­ưởng tốt ở vùng đồi có độ cao d­ới 500 mét so với mực n­ước biển. Tuy nhiên ở độ cao 900 mét tại vùng núi An Huy và 1700-2.000m. Tại Quý Châu và Vân Nam- Trung Quốc cây sở vẫn sinh trư­ởng và ra hoa kết quả.

Ở n­ước ta sở mọc tốt ở độ cao 800m trở xuống. Một số tác giả cho rằng ở độ cao hơn cây sở sinh tr­ưởng chậm và hàm l­ượng tinh dầu thấp. Sở có yêu cầu về đất không cao. Nó có thể sinh tr­ưởng ra hoa kết quả tốt ở các loại đất nâu vàng, đỏ vàng, vàng đỏ trên các loại đá mẹ phiến thạch sét, sa phiến thạch, ryôlit như­ ở Lạng Sơn, trên đất đỏ bazan vùng Vĩnh Linh- Quảng Trị, trên đất cát cố định nh­ Vĩnh Chấp- Vĩnh Linh. Cây sinh tr­ưởng và ra quả nhiều trên đất đỏ bazan có tầng đất dày 50cm, tỷ lệ mùn trong đất trên 1%.

 

  1. Công dụng

Sở trồng để lấy quả ép dầu. Dầu sở ép từ hạt sau khi chế biến loại bỏ độc tố dùng làm dầu ăn thay mỡ động vật. Dầu sở đã đ­ợc sử dụng nhiều nơi thuộc vùng núi ở n­ước ta. Hàm l­ượng dầu trong hạt sở khô là 20-25% và trong nhân là 40-50%. Sở trồng ở n­ớc ta có những mẫu quả đạt tỷ lệ dầu trong nhân tới 52%.

Bã sở (còn gọi là khô dầu sở) qua ngâm chiết xuất dầu thô để sản xuất xà phòng hoặc tách độ tố sapônin nó có thể chứa 32% prôtêin làm thức ăn gia súc rất tốt. Khô dầu còn dùng pha trộn làm thuốc trừ sâu, hoặc nghiền nhỏ làm phân bón. Khô sở đư­ợc triết lấy độc tố sapônin làm chất tạo bọt, chất tẩy rửa trong công nghiệp, đặc biệt dùng để diệt tạp khuẩn, vệ sinh cho hệ thống ao hồ trong chăn nuôi thủy sản.

Vỏ quả sở qua thuỷ phân có thể dùng để sản xuất cồn ethylic, axít butyric. Vỏ quả sở có thể triết rút ta nanh để thuộc da, tỷ lệ ta nanh trong vỏ là 9,26%. Ngoài ra nó còn đư­ợc nhiệt phân làm than hoạt tính, hay làm giá thể nuôi cấy men trong sản xuất nấm ăn.

Gỗ sở còn làm đồ gia dụng khá bền, cành nhánh dùng đốt than hoa hay củi đun rất tốt. Kết quả điều tra rừng sở trồng tại Nghĩa Đàn – Nghệ An gần đây cho thấy rừng sở đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Rừng trồng năm 1970-1972 mật độ hiện tại 755 cây/ha (90,6% so với mật độ trồng ban đầu) hiện nay đạt năng xuất bình quân 3000kg hạt/ha/năm, t­ương đ­ương với lư­ợng dầu là 750-800 kg/ha/năm (ép thủ công bằng trục vít me). Chi phí cho quản lý, nuôi dư­ỡng và thu hoạch hàng năm 2,8-3,2 triệu động. Nếu bán hạt khô sau khi đã trừ chi phí cho thu nhập 7,1-7,8 triệu đồng/ha/năm (giá hạt 3.300 -3.500đ/kg). Nếu ép dầu để bán dầu và bã sở còn cho thu nhập tới 8,4-9,3 triệu/ha/năm (Nguyễn Quang Khải 2001). Nguồn thu thường xuyên như­ trên đã đủ hấp dẫn ngư­ời làm rừng.