Home / Tài nguyên thực vật rừng / Pometia pinana Prost – cây Sâng

Pometia pinana Prost – cây Sâng

Tên tiếng Việt: Trường mật, Trường, Bầu mít

Tên khoa học: Pometia pinnata Forst. & Forst.f.

Họ thực vật: Sapindaceae

Công dụng: Lá và vỏ được dùng làm thuốc ở Fidji.

Phân bố: Lạng Sơn, Sơn La, Tuyên Quang. Cây mọc tự nhiên trong rừng nửa rụng lá, nơi ẩm nhưng thoát nước như chân núi đá vôi.

Mùa hoa quả: X-XI; 5-6

  1. Giá trị sử dụng:

– Cây sâng (pometia pinata Prost) tên địa phương (mạy cha)phân bố ở các khe suối nơi đất ẩm trong rừng tự nhiên ở các trạng thái rừng IIA, IIB vàIIIA1.

– Gỗ Sâng màu nâu hồng. Nặng trung bình, không cong vênh và ít muối mọt, gỗ Sâng được nhân dân sử dụng rất nhiều trong gia đình như đóng đồ gia dụng và làm nhà.

– Cây có hình dáng đẹp, tán lá hình ô có thể sử dụng trồng cay bóng mát.

  1. 2. Một số đặc điểm nhận biết.

– Sâng là loài cây gỗ sống lâu năm trong rừng tự nhiên thường chiếm ở tầng A1, A2, chiều cao từ 30 đến 40 m, đường kính 1.3m là 70 đến 120cm, gốc có bạnh vè, nhỏ, thân tròn thẳng có màu nâu nhạt.

– Là kép lông chim một lần, hoa tự viên chuỳ, trên hoa tự có từ 2 đến 3 hoa tập trung trong một lá bắc hình 3 cạnh. Quả hình khối bầu dục hơi dẹt, chiều rộng quả từ 2,2 đến 2,4 cm, chiều dài từ 2,3 đến 3,6 cm.

– Trọng lượng trung bình là 7,2gr, trọng lượng trung bình hạt là 2,4gr, quả lúc non màu xanh nhạt khi chín chuyển thành màu nâu sẫm, vỏ quả dày hơi cứng, hạt có lớp tử y bao bọc, hạt mỏng hơi xốp có tính thấm nước cao.

– Tuổi thành thục của sâng hơi chậm. Trong rừng tự nhiện cây ra hoa có cổ đường kính >= 30cm trở lên sự ra hoa có tính chu kỳ rõ rệt dãn cách giữa các năm được mùa là một đến hai năm cây hoa vào tháng tư chín vào tháng tám và cuối tháng chín.

  1. điều kiện sinh sống

– Sâng phâm bố rộng ở Sơn La từ rừng nguyên sinh đến rừng thứ sinh trên đất feralit phát triển trên phiên thạch sét hoặc trên đầt feralit – Magalit trên núi đá vôi trên nhiều loại địa hình có độ dốc khác nhau ở độ cao 450 – 1500m đều có sông phân bố.

– Sâng là loài cây ưa sáng cây tái sinh sinh trưởng tốt ở dưới độ tàn tre 0,3 – 0,4 có khả năng tái sinh trồi rất tốt dưới độ tàn tre 0,7 – 0,8 hầu hết cây tái sinh bị chết ở giai đoạn cây mạ.