Home / Tài nguyên thực vật rừng / Parashorea chinensis Wang Hsie – Chò chỉ

Parashorea chinensis Wang Hsie – Chò chỉ

Chò chỉ (Parashorea chinensis Wang Hsie) còn có tên gọi là Mạy kho, thuộc

Họ Dầu (Dipterocarpaceae)

ngành Mộc lan (Mag noliophyta), hạt kín (Angiospermae)

Chò chỉ là loài cây có giá trị kinh tế cao thuộc phân nhóm chính nhóm ba, là loài cây gỗ lớn, sinh trưởng nhanh, thân thẳng, phân cành cao. Chò chỉ thuộc loài cây có bạnh vè lớn, gỗ màu vàng nhạt, không hay bị nứt, chống được mối mọt, chịu được nước nên thường được dùng trong xây dựng và đồ mộc.

Đặc điểm sinh thái, giá trị kinh tế.

Loài Chò chỉ (Parashorea chinensis Wang Hsie) là loài cây có giá trị kinh tế cao thuộc phân nhóm chính nhóm ba, là loài cây gỗ lớn, sinh trưởng nhanh, thân thẳng, phân cành cao.Chò chỉ thuộc loài cây có bạnh vè lớn, gỗ màu vàng nhạt, không hay bị nứt, chống được mối mọt, chịu được nước nên thường được dùng trong xây dựng và đồ mộc.

Chò  chỉ có biên độ Sinh thái hẹp, ở phía Bắc Chò chỉ phân bố ở các tỉnh Sơn La (Phù Yên, bắc Yên), Tuyên Quang (Na Hang, Chiêm Hoá), Phú Thọ (Thanh Sơn). Tại miền Trung có các tỉnh Nghệ An (Quỳ Châu), Hà Tĩnh (Hương Sơn, Hương Khê). Ở các tỉnh phía Nam hầu như không thấy xuất hiện.

Chò chỉ thường mọc ở những nơi ven khe suối, chân hoặc sườn núi dốc, ở những nơi độ ẩm còn cao, tầng đất sâu ở độ cao £  700m so với mực nước biển và thích hợp với các loại đất như Feralit đỏ nâu hoặc vàng đỏ phát triển trên các loại đã mẹ Phiến thạch sét, Granit, Micaschiste với các đặc điểm sau:

  • Độ sâu tầng đất thường dày, đất tơi xốp, thành phần chủ yếu là sét pha thịt.
  • Càng lên cao thì màu vàng ở tầng B càng chiếm ưu thế.
  • Hàm lượng mùn tương đối khá ở tầng đất mặt và càng lên cao thì hàm lượng mùn càng tăng ( từ 3 – 7%).
  • Đất có phản ứng chua và độ bão hoà Bazơ thấp (pHH20 từ 4 – 5).
  • Hàm lượng các chất dinh dưỡng P2 O5 và K2O dễ tiêu đều nghèo.

Chò chỉ thường sống với các loài cây gỗ như  Lim xẹt (họ Trinh nữ) Vạng trứng (họ Ba mảnh vỏ), Trường (họ Long não), Dung lụa ( họ Dung), Táu, Chò nâu (họ Dầu),…Trong rừng nguyên sinh cũng như rừng thứ sinh nghèo kiệt (rừng gỗ pha tre nứa), thảm tươi dưới tán rừng Chò chỉ thường dày đặc, gồm các loại ẩm sinh như Khoai mài, Sẹ, Lá dong, Quyển bá, Dương sỉ,…cây bụi có các loài như Bọt ếch, Cơm nguội, Xương gà, Chẩn, Trọng đũa,….Trong rừng nguyên sinh , Chò chỉ hỗn giao với các loài gỗ lớn như Trường, Sấu, Re, Trám. Trong rừng thứ sinh, Chò chỉ hỗn giao với các loài như Dẻ, Kháo vàng, Vàng anh, Máu chó, Côm,… Trong tự nhiên thì Chò chỉ không tồn tại ở những nơi đất trống đồi trọc, hoặc đất bạc màu thoái hoá