Home / Ngành thực vật / Marchantiophyta – Rêu tản

Marchantiophyta – Rêu tản

Ngành Rêu tản (danh pháp khoa học Marchantiophyta /mɑrˌkæntiˈɒfɪtə/) là một phân loại thực vật trên cạn thuộc nhóm rêu không mạch. Giống như các nhóm rêu khác, chúng có vòng đời chủ yếu qua một giao tử, mà các tế bào của chúng chỉ mạng một bộ thông tin di truyền. Ước tính có khoảng 9.000 loài rêu tản.

Phân loại

Quan hệ với các nhóm thực vật khác

Về truyền thống, Rêu tản từng được nhóm vào cùng với các loài Rêu khác (Rêu và Rêu sừng) trong Ngành Rêu (Bryophyta), trong đó Rêu tản được xếp thành một lớp Hepaticae (cũng được gọi là Marchantiopsida).[4][5] Tuy nhiên, khi nhóm này là cận ngành của Bryophyta, Rêu tản hiện được xếp thành một ngành riêng.[6] Việc sử dụng tên gọi ngành Bryophyta sensu lato vẫn còn xuất hiện trong một số văn liệu, nhưng tên gọi Bryophyta hiện được dùng hạn chế hơn trong ngữ cảnh chỉ đề cập đến ngành Rêu.

Một lý do khác khiến Rêu tản hiện được xếp thành một ngành riêng là chúng cho thấy rằng có thể đã tách ra từ các thực vật có phôi khác vào thời kỳ bắt đầu của sự tiến hóa của chúng. Bằng chứng mạnh nhất để hỗ trợ quan điểm này là Rêu tản là nhóm thực vật trên cạn còn sống duy nhất không có lỗ thở trong các thế hệ bào tử.[7] Trong số các hóa thạch sớm nhất được tin là Rêu tản là hóa thạch nén của Pallaviciniites trong tầng Devon thượng ở New York.[8] Các hóa thạch này tương tự với các loài hiện đại trong bộ Metzgeriales.[9] Hóa thạch Devon khác được gọi là Protosalvinia cũng nhìn giống như Rêu tản, nhưng quan hệ của nó với các loài thực vật khác vẫn chưa rõ ràng, vì vậy nó có thể không thuộc ngành Marchantiophyta. Năm 2007, hóa thạch cổ nhất được xếp vào Rêu tản đã được công bố, Metzgeriothallus sharonae trong tầng Givetian (Devon giữa) ở New York, Hoa Kỳ.[10] Tuy nhiên, năm 2010, 5 loại khác nhau của bào tử Rêu tản hóa thạch đã được phát hiện ở Argentina, được định tuổi trước Ordovic giữa, khoảng 470 triệu năm trước.[1][11]

Phân loại nội bộ

Các nhà Rêu học phân loại Rêu tả thành ngành Marchantiophyta. Tên gọi ngành này dựa trên tên của chi được công nhận nhiều nhất trên toàn cầu Marchantia.[12] Ngoài tên gọi phân loại này, Rêu tản còn được gọi là Hepaticophyta, tên gọi này bắt nguồn từ tiếng Latinh khi các nhà thực vật học công bố việc phát hiện các loài bằng tiếng Latinh. Tên gọi này cũng gây một chút nhầm lẫn, một phần là do nó dựa trên tên chi Hepatica mà thực sự nó là một nhóm thực vật có hoa trong họ Ranunculaceae. Thêm vào đó, tên Hepaticophyta thường bị phát âm nhầm trong các sách thành Hepatophyta, nên gây thêm sự nhầm lẫn.

Mặc dù không có đồng thuận trong nhóm các nhà rêu học về việc phân loại Rêu tản trên cấp họ,[13] Marchantiophyta có thể được chia thành 3 lớp:[14][15][16][17]

    Jungermanniopsida baoo gồm các bộ Metzgeriales và Jungermanniales.
Marchantiopsida bao gồm 3 bộ Marchantiales, Sphaerocarpales, và Blasiales (trước đây được xếp vào Metzgeriales).[14][18] Nó cũng bao gồm một chi chưa rõ ràng Monoclea, nó đôi khi được xếp thành một bộ riêng Monocleales.[19] Nhóm thứ 3, Haplomitriopsida vừa mới được công nhận là một nhóm cơ sở chị êm với các nhóm rêu tản;[17] nó gồm 3 chi Haplomitrium, Treubia, và Apotreubia.

Ước tính có khoảng 9.000 loài Rêu tản, ít chất 85% các loài thuộc nhóm Rêu tản lá.[3][20]

Sinh thái học

Ngày nay, Rêu tản có thể được tìm thấy trong nhiều hệ sinh thái trên Trái Đất ngoại trừ biển, các môi trường cực kỳ khô hạn, và nơi đón nhận lượng bức xạ mặt trời cao.[21] Như hầu hết các nhóm thực vật còn sinh tồn, chúng sống phổ biến nhất (về số lượng và số loài) trong các khu vực nhiệt đới ẩm.[22] Rêu tản được tìm thấy rất phổ biến trong các vùng có bóng râm trung bình đến cao, mặc dù các loài sống ở sa mạc có thể chịu đựng được ánh sáng mặt trời trực tiếp và các giai đoạn khô hạn.

Sự quan trọng về kinh tế

Trong thời cổ đại, người ta tin rằng rêu tản chữa khỏi bệnh gan như tên gọi của nó (liverworts).[23] Trong tiếng Anh cổ, liverwort nghĩa là thực vật gan.[24] Điều này có lẽ bắt nguồn từ sự xuất hiện của một số loài rêu thalloid (nó giống như lá gan), và từ đó mà có tên thông dụng của nhóm hepatics, trong tiến Latin là hēpaticus nghĩa là “thuộc về gan”. Chi thực vật có hoa không liên quan là Hepatica, đôi khi được xem là Rêu tản do nó cũng từng được sử dụng để trị bệnh gan. Mối quan hệ cổ xưa của dạng thực vật này với chức năng trị bệnh dựa vào “Doctrine of Signatures”.[25]

Rêu tản có ít độ quan trọng trực tiếp về kinh tế ngày nay. Ảnh hưởng lớn nhất của chúng về mặt gián tiếp là làm giảm xói mòn dọc theo các con sông, chúng thu và giữ nước trong các rừng mưa nhiệt đới, và sự hình thành lớp đất mặt trong các vùng sa mạc và vùng cực. Tuy nhiên, một ít loài được con người sử dụng trực tiếp. Một số ít khác như Riccia fluitans là loài Rêu nước được nuôi trong các bể cá. Cành mảnh, mỏng của chúng nổi trên mặt trước và cung cấp môi trường sống cho các loài không xương sống và các loài cá ăn chúng.