Home / Tài nguyên thực vật rừng / Cleidion spiciflorum Burm – Cây Mỏ chim

Cleidion spiciflorum Burm – Cây Mỏ chim

Tên Việt Nam: Cây Mỏ chim

Tên khoa học: (Cleidion spiciflorum Burm)

Họ Thầu dầu – Euphorbiaceae.

Cây Mỏ chim có phân bố ở Ấn Ðộ, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Inđônêxia, Philippin, Tân Ghinê. Ở nước ta có phân bố: Vùng Bắc Trung Bộ, Duyên Hải miền Trung, Đông Nam Bộ, Đồng Bằng sông Cửu Long. Cây ưu sáng, mọc trên rừng thường xanh núi đá vôi, từ vùng thấp lên tới độ cao 800m so với mặt nước biển.

Cho đến nay các tài liệu nghiên cứu về cây Mỏ chim trên thế giới còn rất hạn chế, các nghiên cứu của các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan…. chủ yếu tập trung về điều tra phân bố, phân loại chi Cleidion và nghiên cứu các hoạt chất sinh học chứa trong lá và quả của cây Mỏ chim.

Đề cập đến cây Mỏ chim có các công trình sau:

– Cao (1996) viết về Vườn thực vật nhiệt đới ở Xishuangbanna thuộc phía Nam Vân Nam – Trung Quốc;

– Cao và Zhang (1997) viết về đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn gen ở Xishuangbanna ở Tây Nam Trung Quốc;

– Wang (1939), Wu (1987)  Nghiên cứu về thực vật ở Vân Nam Trung Quốc;

– Zhu (1997); Zhu, Wang, Deng, Cao và Li (1998, 2000) Nghiên cứu về cấu trúc, thành phần loài và đa dạng thực vật ở Xishuangbanna – Simon Vân Nam – Trung Quốc.

Các công trình trên đều tập trung nghiên cứu ở Vườn thực vật  Xishuangbanna thuộc phía Nam Vân Nam Trung Quốc có tọa độ 101º7’ -101º15’kinh độ Đông và 22º30’ -22º38’ vĩ độ Bắc, độ cao so mặt nước biển từ 980m-1698m, qua nghiên cứu cho thấy về cấu trúc rừng có 3 tầng tán, tầng cao nhất chiếm ưu thế là Pometia tomentosa (Sapindaceae) và Garuga floribunda var. gamblei (Burseraceae). (Burseraceae) có chiều cao 25-35m, tầng thứ hai có chiều cao 10-25m loài chiếm ưu thế là Alphonsea monogyna (Annonaceae), tầng thứ ba có chiều cao 3-10m loài chiếm ưu thế là Cleidion spiciflorum (Euphorbiaceae) . Trong nghiên cứu về lâm học có lập các ô tiêu chuẩn điển hình, kích thước ô là 25m x 100m, qua nghiên cứu tác giả kết luận có 29 loài cây gỗ trong đó cây Mỏ chim (Cleidion spiciflorum ) chiếm 18,8%, còn điều tra tái sinh với 5 ô dạng bản nằm trong ô tiêu chuẩn 25x 100m cho thấy tần số xuất hiện là 40% và có 7 cá thể tái sinh là cây non.

Nghiên cứu của Chakrabarty và cộng sự (1998) ở Ấn Độ về phân loại chi Cleidion cho thấy có 3 loài là Cleidion bishnui, Cleidion nitidum, Cleidion spiciflorum, trong đó 2 loài Cleidion bishnui, Cleidion nitidum là dạng cây có chiều cao từ 3 đến 10m có thể tìm thấy 2 loài này trong rừng hỗn loài lá rộng thường xanh ở quần đảo Andaman, Nam Ấn Độ và Sri Lanka. Còn loài Cleidion spiciflorum dạng cây có chiều cao từ 4m đến 25m, có thể tìm thấy These can be found in tropical and subtropical forests, up to 1300 m altitude, along the banks of streams and rivers, in mixed and evergreen forests, swamp forests, on alluvial deposits, sandy clay or loamy soil, at low altitudes.trong các khu rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới, ở độ cao lên đến 1.300 m so với mặt nước biển trong các khu rừng dọc bên các dòng sông, suối, đất ẩm ướt, trên các dạng đất phù sa hay bồi tụ, cát hoặc đất sét, đất mùn. The morphology and geographical distribution of these species are fully described, and keys to these species and their varieties are also given.

Nghiên cứu về công dụng của hạt cây Mỏ chim có công trình của Tiến sĩ D. de la Paz các trường Cao đẳng Y, Đại học of the Philippcủa Phi-lip-pin, theo ông hạt giốngThe seeds are reported to be effective for constipation. có hiệu lực điều trị chống táo bón, nước sắc vỏ cây có thể dùng trị đau dạ dày. Hạt chứa dầu có thể ăn được. Còn ở Thái Lan, quả và lá được dùng làm thuốc.

Còn ở Việt Nam theo Từ điển thông dụng thực vật của Võ Văn Chi (2003) và Danh mục các loài thực vật Việt Nam (2003), Chi  Cleidion thuộc họ Thầu dầu – Euphorbiaceae gồm 25 loài ở các vùng nhiệt đới, ở nước ta có 4 loài mà 3 loài đã biết công dụng là C. bracteosum C. brevipetiolatumC. spiciflorum (Mỏ chim).

Các công trình nghiên cứu về cây Mỏ chim cho thấy cây Mỏ chim cao đến 25m, có các nhánh nhỏ, lá có phiến hình bầu dục, tù hay hơi nhọn ở gốc, có mũi tù và nhọn cứng ở chóp, dạng màng cứng hơi có răng cưa ở mép dài 10-16cm, rộng 3,5-7cm; cuống mảnh, dài 2-5cm.

Hoa đơn tính khác gốc, cụm hoa đực mọc thành bông, các hoa hợp thành xim hình đơn, nhỏ; hoa cái xếp thành chùm, thường mọc đơn, ở nách lá, với cuống phình về phía trên. Hoa đực kín, hình cầu hoặc gần hình cầu, tách ra thành 3-4 thùy. Không có cách hoa và đĩa mật, nhị tới 80, đính trên một đế hoa lồi, bao phấn vuông có 4 ô nhỏ. Nhụy lép không có. Hoa cái có 3-5 lá đài, bằng nhau hay không bằng nhau. Không có cánh hoa và đĩa mật, bầu có 2-3 ô, vòi nhụy dài, thường dính nhau ở gốc, chia đôi dài thành 2 cành dạng sợi, noãn đơn độc.

Quả nang có 2 mảnh vỏ, rộng 25mm, cao 15mm, dày 13-14mm. Hạt hình cầu, đơn độc, đường kính 10-15mm, màu nhạt, có những đường viền nâu.

Công dụng:

Ở Thái lan, quả và lá được dùng làm thuốc. Còn Philippin, cây được biết là có độc, quả cũng vậy; nước sắc lá có thể gây sảy thai, hạt có thể điều trị táo bón và nước sắc vỏ cây có thể dùng trị đau dạ dày. Hạt chứa dầu có thể ăn được.

Các tài liệu nghiên cứu về cây Mỏ chim hầu như rất ít thông tin kể cả trong nước và nước ngoài, chủ yếu là các nghiên cứu về phân loại và một số nghiên cứu về công dụng của lá trong y dược.