Home / Ngành thực vật / Chrysophyta – Tảo vàng ánh

Chrysophyta – Tảo vàng ánh

Cấu tạo

Hình thái cơ thể rất đa dạng, có thể gặp các dạng amíp, mỏnát, hạt, sống đơn độc hay sống thành tập đoàn dạng palmella, dạng sợi hay dạng cây, một số loài là đa bào dạng sợi hay dạng bản. Dạng chuyển động thường có một hay hai roi không đều nhau. Thành phần sắc tố có diệp lục a, c, các sắc tố nhóm carotin và xantophin. Tùy thuộc thành phần sắc tố, màu của Tảo vàng ánh có thể là màu vàng kim, vàng xanh hay nâu xanh. Sản phẩm đồng hoá là leucosin ở dạng một hạt lớn, khác với tinh bột là không bắt màu với iõt. Một số loài của ngành có cơ thể trãn còn các loài có vách tế bào thì rất đa dạng như có thể được phủ bằng vẩy, bằng vỏ giáp. Vách tế bào và vỏ giáp có thể là Cellulosa – pectic tự nhiên có hoặc không thấm silíc. Vỏ giáp có thấm muõi can xi ở một số chi. Một nhóm có thấm silíc là nhóm khác biệt rõ của ngành và có tên là Silicoflagellates. Tảo phân bố chủ yếu ở nước ngọt không bị ỏ nhiễm và ưa khí hậu mát mÀ hay lạnh. Hầu hết các loài có đời sống tự dưỡng, cũng có loài không có sắc tõ dinh dưỡng kiểu toàn dưỡng, cũng có khi tồn tại că tự dưỡng và dị dưỡng ở một loài. Chúng thường sống phù du, một số loài sống bám bằng chân nhầy. Có những loài có roi cũng sống bám bằng sợi nhầy dài và sự vận động của chúng giới hạn trong phạm vi độ dài dây nhầy. Rất ít khi gặp Tảo vàng ánh sống ở đáy hay trong đất ẩm.

Sinh sản

Phương thức sinh sản chính của Tảo vàng ánh là sinh sản sinh dưỡng bằng cách phân chia tế bào hay sinh sản vô tính bằng động bào tử có 1 hay hai roi. Sinh sản hữu tính chỉ mới phát hiện thấy ở một số loài và là đẳng giao, hợp tử hình thành thường có dạng túi, vách túi nhiễm silíc cứng và chắc giúp cho hợp tử tồn tại được qua điều kiện bất lợi.

Vai trò của ngành Tảo vàng ánh

Tảo vàng ánh là một trong các thành phần thực vật phù du của các thuỷ vực nước ngọt có mửc dinh dưỡng trung bình và ngèo. Nhiều loài là thức ăn chính của động vật phù du như các loài thuộc chi Chromulina. Một số loài thuộc các chi Mallomonas, Synura, Dinobryon đôi khi gây nên hiện tượng nước nở hoa làm cho nước có mùi cá ở các hồ chứa nước sinh hoạt, chứa nước cho các cơ sở sản xuất, gây khó khăn cho khâu kỹ thuật xử lỷ chúng.

Phân loại

Là ngành lớn và rất đa dạng. Dựa trên có hay không có và sõ lượng roi chúng được chia thành ba lớp:
– Lớp có hai roi – Chrysodiflagellaphyceae
– Lớp có một roi – Chrysomonoflagelaphyceae
– Lớp Chrysoaflagellaphyceae