Home / Tài nguyên thực vật rừng / Aleurites moluccana – Cây Lai

Aleurites moluccana – Cây Lai

Tên viêt nam: Cây Lai

Tên Khoa học: Aleurites moluccana)

Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)

Tên thường gọi là cây dầu Lai, tiếng địa phương ở Tây Nguyên dân tộc Jrai gọi là Phun teng hay Kyâo .

Cây Lai (Aleurites moluccana) thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) là loài cây ưa sáng mọc nhanh, biên độ sinh thái rộng, sinh trưởng tốt trên nhiều loại đáta và vùng khí hậu khác nhau, là loài cây đa tác dụng, cây Lai sinh trưởng ở vùng Bắc bộ và Trung bộ ở các tỉnh như Cao Bằng, Lạng Sơn, Nghệ An… và Tây nguyên. Cây Lai có giá trị sử dụng trên hai sản phẩm chính là thân gỗ và hạt. Gỗ màu trắng, thớ mịn, dễ bị mối mọt, nên chỉ có thể đóng đồ đạc thông thường, làm gỗ dán, lạng, ván dăm và bột giấy. Hạt chứa dầu lỏng không mùi, chóng khô dùng để pha sơn, làm xà phòng, thắp đèn và hoá dầu Diesel sinh học, hàm lượng dầu trong hạt trên 30%. Không những vậy hạt còn có thể dùng làm thực phẩm, thức ăn cho gia súc, bã dầu còn dùng làm phân bón rất tốt cho cây trồng.

Cây Lai (Aleurites moluccana) đó được phát hiện và nghiên cứu ở một số nước như: Malaysia, Indonesia, Nhật bản (Hawai’i- cũn gọi là kukui), Australia… Cú rất nhiều nghiờn cứu về sinh thỏi, sinh trưởng của cây Lai, công dụng của dầu từ hạt cây Lai (làm sơn, xà phũng…)

Mô tả hình thái :

Cây gỗ cao 20 – 30m, đường kính 40 – 50cm, có nhiều cây cao lớn hơn. Thân tròn, thẳng, vỏ nhẵn, màu xám, thịt vỏ màu hồng. Cành non có cạnh, xếp vòng, có lông màu hung vàng.

Lá đơn, mọc cách, tập trung ở đầu cành, dài 10 – 20cm, rộng 5 – 17cm, phiến lá hình trứng đến hình mác rộng hoặc gần tròn, nguyên, ít khi xẻ 3 – 5 thùy nông, đầu lá nhọn gốc lá hình nêm rộng hoặc hình tim, mép lá răng cưa thô. Cuống lá dài 6 – 12cm, đỉnh có 2 tuyến tròn dẹt, màu hồng.

Hoa đơn tính cùng gốc hoặc khác gốc. Hoa nhỏ màu trắng tập trung thành chùy ở đầu cành. Nhánh và cuống hoa đều phủ lông mềm. Hoa đực có cuống mảnh, ống đài có 2 – 3 răng không đều, đầu tù, mặt ngoài phủ lông hình sao, cánh tràng 5 hình dải thuôn, với một túm lông ở gốc, nhị 15 – 20 chiếc. Hoa cái có cuống mập, cái đài và cánh tràng giống ở hoa đực, bầu hình cầu hơi dẹt ở bên, có lông, 2 ô, mỗi ô chứ 2 noãn, 2 vòi nhụy; quả hạch màu lục, hình trứng hoặc hình cầu, đường kính 5cm, có lông màu hung. Quả có 2 ô, mỗi ô chứa một hạt. Hạt hình trứng, vỏ hạt màu đen, nhăn nheo, rắn.

Phân bố và điều kiện gây trồng:

Cây nguyên sản ở Malaixia, Phân bố Trung Quốc, Thái Lan, Ân Độ.

Việt Nam: Theo một số tài liệu thì cây Lai được trồng hoặc mọc tự nhiên ở nhiều tỉnh Bắc bộ và trung bộ như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Hà Bắc, Nghệ An. Tuy nhiên hiện nay lại thấy phân bố rải rác trong các làng, bản Tây Nguyên, không thấy có trong rừng tự nhiên. Điều tra sơ bộ tại 3 tỉnh Tây Nguyên là Kon Tum, Gia Lai, ĐăkLăk.

Cây Lai được trồng trong các làng, bản chủ yếu lấy gỗ và làm bóng mát, độ cao nơi phân bố cây từ 400 – 800m trên nền đât Bazan, chưa xác định được là cây nguyên sản hay nhập cư về Tây Nguyên. Cây tái sinh tự nhiên từ hạt dưới tán cây mẹ gặp điều kiện thuân lợi sẽ trưởng thành hoặc được người ta đào cây con về trồng, chưa được tổ chức hay cá nhân nào thực hiện gieo ươm và trồng rừng với quy mô lớn. Qua điều tra số cây được tìm thấy không nhiều, chủ yếu phân bố tồn tại trong các vườn hộ người dân tộc khu vực Thành phố Pleiku.

 Vật hậu học:

Cây thuộc loài cây ưa sáng, sinh trưởng nhanh, ưa đất tốt, tầng đất sâu trên các nương rẫy cũ, khả năng tái sinh hạt mạnh

Hoa tháng 2 – 3. Quả tháng 1 – 2 năm sau. Thực tế ở Tây Nguyên cây rất nhiều quả và cho quả quanh năm nhưng có hai vụ quả chính là tháng 6 – 7 và tháng10 – 11 hàng năm. Cây 4 -5 tuổi bắt đầu ra hoa kết quả, cây trưởng thành có thể cho 2000 kg quả mỗi năm, hạt có thời gian ngủ khoảng 1 năm .

Kinh nghiệm sử dụng gỗ, hạt cây Lai ở vùng Tây Nguyên:

Như trên đã nói cây Lai có giá trị sử dụng trên hai sản phẩm chính là thân gỗ và hạt. Gỗ màu trắng, thớ mềm, mịn, dễ bị mối mọt, nên chỉ có thể đóng đồ đạc thông thường, làm gỗ dán, lạng, ván dăm và bột giấy. Hạt chứa dầu lỏng không mùi, chóng khô dùng để pha sơn, làm xà phòng và thắp đèn, hàm lượng dầu trong hạt trên 30%. Không những vậy hạt còn có thể dùng làm thực phẩm, thức ăn cho gia súc, bã dầu còn dùng làm phân bón rất tốt cho cây trồng.

Theo kinh nghiệm của những người dân địa phương thì trước đây cây Lai được trồng khá nhiều trong các vườn hộ để làm bóng mát và lấy hạt để ăn sau khi rang chín và ép lấy dầu ăn hoặc thắp sáng bằng cách hấp chín hạt rồi ép thủ công, khô dầu có 50% protein, được khử độc làm thức ăn chăn nuôi. Dầu hạt được dùng làm thuốc xổ thay thế dầu Thầu dầu, ngoài ra còn chữa được bệnh lỵ, ỉa chảy, bệnh về tóc các tuyến. Ngày nay nền kinh tế nước ta đã phát triển, đời sống nhân dân không còn nhiều khó khăn, lương thực và thực phẩm đã tương đối dồi dào nên dân không còn ăn hạt Lai, điện khí hoá và dầu mỏ đã sẵn sàng nên đèn dầu cũng không còn dùng nữa. Do đó giá trị của cây Lai trong cộng đồng dân cư không còn nhiều, người ta chặt bỏ nó để thay thế vào đó những cây khác có giá trị kinh tế hơn. Hiện tại cây Lai chỉ được sử dụng làm chất đốt và làm gỗ nguyên liệu giấy, ván lạng.