Home / Tài nguyên thực vật rừng / Tràm ta – Melaleuca cajuput Powell

Tràm ta – Melaleuca cajuput Powell

Thông tin chi tiết cây: Tràm ta
Tên thông dụng: Tràm ta
Tên khoa học: Melaleuca cajuput Powell
Tên địa phương: Tràm ta(Việt Nam),
Tên đồng nghĩa:
Giống: Tràm ta(Việt Nam),
213
Họ: Sim(Myrtaceae)
Mức độ đe dọa: Ít liên quan
ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT:

 Loài cây gỗ lớn, cao tới 20-25 m, đường kính đạt 60 cm. Thân màu xám trắng, vỏ gồm nhiều lớp mỏng. Tán thưa, cành nhỏ.

Hình thái:

 Lá đơn, mọc cách, phiến lá nguyên, hình trái xoan hay tròn dài, dài 4-8 cm, rộng 1-2.5 cm, đầu nhọn. Lá màu trắng xanh và có lông khi non, sau dày, nhẵn bóng và xanh lục. Gân chính 5. Cuống dài 4-7 mm, có lông mềm.

Bông nhỏ, tạo thành bông đuôi sóc, trục phát hoa không rụng mà ra lá tiếp và bông hoa mới. Đài hình trụ, 5 thùy. Nhị nhiều đính thành 5 bó đối diện với lá đài, chỉ nhị hình sợi. Bầu nhụy 3 buồng, vòi nhụy hình sợi.

Quả có vỏ hóa gỗ cứng, bán cầu hoặc gần hình cầu, đường kính 4 mm, mở theo 3 van, nhiều hạt.

Tác giả:  Nguyễn Hoàng Nghĩa

 

Phân bổ:

 Có phân bố tự nhiên suốt từ Bắc tới Nam, từ Thái Nguyên, Vĩnh Phú qua Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên-Huế, dọc ven biển Bà Rịa-Vũng Tàu tới vùng đồng bằng sống Cửu Long.

Cây ưa sáng, tái sinh bằng hạt và nảy chồi khá mạnh. Ra hoa lần 1 vào tháng 12-2 và quả chín tháng 4-5. Ra hoa lần 2 vào tháng 7-9 và quả chín tháng 12-2.

BỘ PHẬN DÙNG VÀ GIÁ TRỊ:

 Gỗ màu xám hồng, giác lõi không phân biệt, thường được dùng làm cừ đóng móng và cột nhà và củi đun. Vỏ tràm dẫn nhiệt thấp nên có thể dùng làm ván ép cách nhiệt. Lá tràm có chứa tinh dầu với tỷ lệ cineol cao nên có tính sát trùng tốt. Hoa tràm là nguồn tạo mật ong quan trọng và có giá trị cao.

Bản quyền thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Đề nghị ghi rõ nguồn khi sử dụng thông tin từ website này.