Home / Tài nguyên thực vật rừng / Me – Tamarindus indica L.

Me – Tamarindus indica L.

Thông tin chi tiết cây: Me
Tên thông dụng: Me
Tên khoa học: Tamarindus indica L.
Tên địa phương: Me(Việt Nam),
Tên đồng nghĩa:
Giống: Me(Việt Nam),
151
Họ: Vang(Caesalpiniaceae)
Mức độ đe dọa: Ít liên quan
ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT:

 Là loài cây gỗ lớn, thường xanh, cao 15-20 m, đường kính thân 60-100 cm. Thân không tròn, hơi vặn xoắn, phân cành sớm, nhiều cành nhánh. Tán cây lớn, kín rậm, cành nhỏ thường buông xuống. Vỏ thân màu xám.

Hình thái:

 

  Lá kép lông chim chẵn, mọc cách, dài 8-10 cm, cuống chung dài 20 cm, mang 10-20 đôi lá chét hình bầu dục, dài 2 cm, rộng 0,7 cm. Lá màu xanh lục, nhẵn ở mặt trên và xanh nhạt ở mặt dưới. Gân bên 5-6  đôi. Lá kèm hình sợi rụng sớm.

Cụm hoa chùm đơn, mọc ở đầu cành hoặc nách lá, dài 5-10 cm. Hoa màu vàng. Cánh đài 5, hợp thành ống, chia 5 thùy ở đỉnh. Cánh tràng 3, lớn. Nhị đực 8, dính thành bẹ ở dưới. Bầu có cuống, 10 noãn.

Quả đậu, hình trụ, hơi cong, có 3-6 đốt, mỗi đốt 1 hạt. Quả dài 7-10 cm, rộng 0,8-1,5 cm. Vỏ quả màu xanh khi non và màu nâu khi già. Thịt quả có vị chua ngọt. Hạt hình trứng, màu đen.

Tác giả: Nguyễn Hoàng Nghĩa

Phân bổ:

 Cây được gây trồng rộng rãi ở khắp nước ta, cả đồng bằng và miền núi, đặc biệt là các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Cây mọc nhanh, cho quả sớm và chịu được điều kiện khắc nghiệt như ở vùng khô Phan Rang, Phan Thiết.

BỘ PHẬN DÙNG VÀ GIÁ TRỊ:

 Gỗ cứng, có thể đóng đồ gia dụng thông thường và dùng trong xây dựng.

Do có tán rậm, hoa vàng đẹp và quả ăn được nên được trồng để làm cây trang trí, bóng mát và thu hoạch quả. Quả dùng để nấu canh chua, làm mứt ngày Tết. Lá dùng nấu canh chua.

Bản quyền thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Đề nghị ghi rõ nguồn khi sử dụng thông tin từ website này.