Home / Tài nguyên thực vật rừng / Liễu sam nhật – Cryptomeria japonica (L.) D. Don

Liễu sam nhật – Cryptomeria japonica (L.) D. Don

Thông tin chi tiết cây: Liễu sam nhật
Tên thông dụng: Liễu sam nhật
Tên khoa học: Cryptomeria japonica (L.) D. Don
Tên địa phương: Liễu sam nhật(Nhật Bản, Việt Nam),
Tên đồng nghĩa:
Giống: Liễu sam nhật(Nhật Bản, Việt Nam),
403
Họ: Bụt mọc(Taxodium distichum )
Mức độ đe dọa: Ít liên quan
ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT:

 Liễu sam có phân bố tự nhiên ở Nhật Bản (từ Honshu tới Kyushu) và Bắc Trung Quốc, có thể đạt tới kích thước không lồ, cao 60-70m và đường kính đạt 4-7m, thân tròn, thẳng. Những cây kích thước lớn như thế này trong thiên nhiên không thấy nhiều. Các quần thụ đẹp nhất là ở phía Nam Kyushu, trên đảo Yaku. Trong khi đó trên các đỉnh núi có độ cao 1700-1800m so với mực nước biển, nơi có nhiều gió và băng giá che phủ, cây mọc thành đám nhỏ và chỉ cao 2-4m.

Hình thái:

 Vỏ cây non thường nhẵn, sau bong thành mảng mỏng. Vỏ cây trưởng thành thường có màu nâu đỏ. Cành xoè rộng.

Lá dạng hình kim, dài 1-1,5cm, gốc lá rộng và nhọn dần lên đầu lá, mọc vòng sống dai trên cành.

Hoa đơn tính cùng gốc. Nón đực mọc ở ngọn, đơn độc. Nón cái gần như hình cầu, đường kính 1,5-2,5cm, có 20-30 vẩy, mọc lẻ ở đầu cành.

Tác giả: Nguyễn Hoàng Nghĩa

Phân bổ:

  Là loài cây trồng rừng quan trọng của Nhật Bản. Có thể dễ dàng nhân giống bằng hom cành, trồng cây hom đã được bắt đầu từ thế kỷ 15 và các rừng trồng bằng hom đã được triển khai từ cách đây trên 100 năm ở Nhật Bản. Vào năm 1987, Nhật Bản đã sản xuất hàng chục triệu cây hom cho trồng rừng.

Đã được trồng thử nghiệm ở một số nơi như Quảng Ninh và Đà Lạt. Tại Đà Lạt cây sinh trưởng hạn chế. Gần đây đã có thêm nguồn hạt mới từ Nhật Bản cho thử nghiệm tại một số nơi như Đá Chông (Ba Vì, Hà Tây), Đà Lạt (Lâm Đồng), Sa Pa (Lào Cai). Cây con sinh trưởng khá tốt. Ngay từ tuổi non đã cho nón đực và nón cái khá sai.

BỘ PHẬN DÙNG VÀ GIÁ TRỊ:

 Gỗ tốt, dùng trong xây dựng, làm cột điện, xây cầu, đóng đồ thông dụng. Cây có dáng đẹp, có thể trồng làm cảnh trong các công viên, công sở.

Bản quyền thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Đề nghị ghi rõ nguồn khi sử dụng thông tin từ website này.