Home / Tài nguyên thực vật rừng / Lát hoa – Chukrasia tabularis A. Juss

Lát hoa – Chukrasia tabularis A. Juss

Thông tin chi tiết cây: Lát hoa
Tên thông dụng: Lát hoa
Tên khoa học: Chukrasia tabularis A. Juss
Tên địa phương: Lát da đồng, lát chun(Trung Quốc, Lào, Cămpuchia, Malaixia, Việt Nam),
Tên đồng nghĩa:
Giống: Lát hoa(Trung Quốc, Lào, Cămpuchia, Malaixia, Việt Nam),
399
Họ: Xoan(Meliaceae)
Mức độ đe dọa: Ít liên quan
ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT:

 Lát hoa là cây gỗ lớn thường xanh, cao tới 25-30m, đường kính thân tới trên 100cm. Vỏ màu nâu đen.

Hình thái:

 Lá kép lông chim một lần chẵn, cuống chung dài 30-50cm; có 10-16 đôi lá chét hình trứng, dài 7-12cm, rộng 3-5cm, mọc cách, đôi khi mọc gần đối, lúc non có màu đỏ.

Cụm hoa hình chùy ở nách lá và đầu cành. Hoa màu trắng sữa, có 4-5 cánh hoa. Hoa lưỡng tính, có mùi thơm. Nhị 10.

Quả hình cầu hoặc bầu dục hơi có đầu nhọn, dài 4-4,5cm, rộng 2,5-3,5cm; có 4-5 ô, đường kính 3,5-5cm. Khi chín nứt thành 4-5 rãnh. Hạt có cánh ở đỉnh.

Tác giả: Nguyễn Hoàng Nghĩa

Phân bổ:

 Cây có phân bố tự nhiên ở Trung Quốc, Lào, Cămpuchia, Malaixia và Việt Nam. Lát hoa thường gặp ở các tỉnh của nước ta như Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Gia Lai, Đắc Lắc, Bà Rịa-Vũng Tàu. Chỉ còn thấy một số cây cá thể riêng lẻ trong các khu bảo tồn như Vườn quốc Gia Ba Bể (Bắc Cạn), Cát Bà (Hải Phòng), Hang Kia-Pà Cò (Hoà Bình), Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu). Hiện còn một số khu rừng trồng ở Thuận Châu và Mộc Châu (Sơn La), Yên Sơn (Tuyên Quang), Nghĩa Đàn (Nghệ An).

Cây sống trong rừng nhiệt đới thường xanh, ở núi đất hay núi đá vôi. Thường mọc hỗn giao với các loài như nghiến, trai lý, bứa, gội. Cây ưa sáng, mọc chậm, sống lâu, khi nhỏ ưa bóng. Mùa hoa tháng 4-5, mùa quả chín tháng 11-12.

BỘ PHẬN DÙNG VÀ GIÁ TRỊ:

 Gỗ nặng (tỷ trọng 0,75-0,8), giác màu hồng nhạt, lõi màu đỏ sáng, thớ mịn. Gỗ quý vì có vân rất đẹp, nhất là ở gốc và rễ, màu đỏ sáng, cứng trung bình, thớ mịn, không bị mối mọt, rất được ưa chuộng để đóng đồ gia dụng cao cấp như giường, tủ, xa lông.

Bản quyền thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Đề nghị ghi rõ nguồn khi sử dụng thông tin từ website này.