Home / Tài nguyên thực vật rừng / Keo lá liềm – Acacia crassicarpa Cunn. ex Benth

Keo lá liềm – Acacia crassicarpa Cunn. ex Benth

Thông tin chi tiết cây: Keo lá liềm
Tên thông dụng: Keo lá liềm
Tên khoa học: Acacia crassicarpa Cunn. ex Benth
Tên địa phương: Keo lưỡi liềm(Ôxtrâylia, Việt Nam),
Tên đồng nghĩa:
Giống: Keo lá liềm(Ôxtrâylia, Việt Nam),
387
Họ: Trinh nữ(Mimosaceae)
Mức độ đe dọa: Ít liên quan
ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT:

Là loài cây gỗ lớn, cao 20-25m, thân màu xám đen, ít khi thẳng. Nhiều cành nhánh, cành thường dài và khẳng khiu.

Hình thái:

Khi non, cây có 2-3 cặp lá thật là lá kép lông chim, màu xanh non, sau đó thay bằng lá giả. Lá giả thực chất là do cuống lá thật to ra và phẳng và đảm nhận chức năng quang hợp của lá thật. Lá đơn mọc cách, dạng thuôn dài, giống như lưỡi liềm cắt lúa của người nông dân nên được mang tên Việt Nam là Keo lá liềm. Phiến lá màu bạc, khi nhỏ phiến lá rộng (4-6cm) và hẹp dần (2-3cm) khi cây già. Gân nhiều xuất phát từ gốc, cong theo phiến lá.

Cụm hoa dạng bông ở nách lá, dài 6-10cm, màu vàng.

Quả đậu, dài 5-7cm, hơi xoắn, màu nâu thẫm. Hạt màu đen, hơi dài, nhỏ.

Tác giả: Nguyễn Hoàng Nghĩa

Phân bổ:

Là một trong số 800 loài keo Acacia có nguồn gốc từ Ôxtrâylia, phân bố tự nhiên ở vùng nhiệt đới hoặc á nhiệt đới ẩm và cận ẩm. Sinh trưởng nhanh, chịu được điều kiện bất lợi của khi hậu và đất đai, tái sinh bằng hạt khá mạnh nên có tiềm năng gây trồng ở vùng nhiệt đới.

Được nhập vào trồng thử nghiệm ở Việt Nam từ những năm 1980 và đã chứng tỏ là loài keo có triển vọng cho vùng thấp cùng với Keo tai tượng và Keo lá tràm. Rất có triển vọng cho gây trồng ở vùng cát nội đồng khô hạn của vùng Trung Bộ (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế).

 

BỘ PHẬN DÙNG VÀ GIÁ TRỊ:

 Gỗ giống như gỗ Keo tai tượng, có thể làm bột giấy và đóng đồ. Lá có màu sáng bạc, có thể làm cây bóng mát, cây phong cảnh.

Bản quyền thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Đề nghị ghi rõ nguồn khi sử dụng thông tin từ website này.