Home / Tài nguyên thực vật rừng / Hồng ăn quả – Diospyros kaki L.f.

Hồng ăn quả – Diospyros kaki L.f.

Thông tin chi tiết cây: Hồng ăn quả
Tên thông dụng: Hồng ăn quả
Tên khoa học: Diospyros kaki L.f.
Tên địa phương: Hồng ăn quả(Việt Nam),
Tên đồng nghĩa:
Giống: Hồng ăn quả(Việt Nam),
134
Họ: Thị(Ebenaceae)
Mức độ đe dọa: Ít liên quan
ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT:

 Là loài cây gỗ nhỡ, cao tới 10-15 m, phân cành sớm, tán xòe rộng, nhiều cành nhánh, Vỏ thân màu xám, nứt dọc. Cành nhỏ màu nâu xám, khi non có lông.

Hình thái:

Lá đơn mọc cách, hình trái xoan, hình trứng hoặc bầu dục. Phiến lá dài 6-18 cm, màu xanh lục thẫm, bóng ở mặt trên và có lông trên gân ở mặt dưới.

Hoa tạp tính cùng gốc, mọc đơn độc hoặc thành cụm ở nách lá phía đầu cành. Bao hoa hình chuông, màu vàng nhạt, cánh đài lớn. ?ng tràng chia 4 thùy, bầu thượng 4 ô. Hoa đực có nhiều nhị đực (16). Hoa lưỡng tính có 8-16 nhị. Hoa cái chỉ có nhị lép.

Quả mọng, khi non màu lục, có nhiều dạng khác nhau từ hình cầu đến cầu dẹt, hình trứng. Khi chín màu đỏ hoặc màu vàng tươi

Tác giả: Nguyến Hoàng Nghĩa

Phân bổ:

Loài có phân bố tự nhiên rộng khắp châu Á từ Nhật Bản qua hàn Quốc, Trung Quốc đến Việt Nam. Các tỉnh trồng nhiều Hồng ở nước ta là Lạng Sơn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh, Lâm Đồng. Qua quá trình chọn lọc lâu dài mà Hồng có nhiều giống khác nhau, có loại để giấm chín, có loại ngâm để ăn.

BỘ PHẬN DÙNG VÀ GIÁ TRỊ:

 Gỗ có vân, mịn, không nứt nẻ, bền chắc, có thể dùng làm đồ gỗ mỹ nghệ, điêu khắc, đóng đồ gia dụng. Cây thường được trồng để lấy quả ăn tươi hoặc chế biến thành mứt hồng khô.

Bản quyền thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Đề nghị ghi rõ nguồn khi sử dụng thông tin từ website này.