Home / Tài nguyên thực vật rừng / Dướng – Broussonetia papyrifera (L.) L’Her. ex Vent

Dướng – Broussonetia papyrifera (L.) L’Her. ex Vent

Thông tin chi tiết cây: Dướng
Tên thông dụng: Dướng
Tên khoa học: Broussonetia papyrifera (L.) L’Her. ex Vent
Tên địa phương: Dướng(Việt Nam),
Tên đồng nghĩa:
Giống: Dướng(Việt Nam và nhiều nước Châu Á),
126
Họ: Dâu tằm (Moraceae)
Mức độ đe dọa: Ít liên quan
ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT: Là loài cây gỗ nhỡ, cao 10-15 m, rụng lá vào mùa khô. Thân tròn, có nhựa. Cành non có nhiều lông mềm, lúc non màu xanh nhạt, già màu xám, nhiều xơ.

Hình thái:

Lá đơn mọc cách, hình trứng hoặc phân thùy, đầu có mũi nhọn, gốc tròn gần hình tim hay hình nêm rộng. Mép lá có răng cưa. Mặt trên có nhiều lông thô, mặt dưới nhiều lông mềm, 3-5 gân gốc, 3 đôi gân bên. Cuống lá dài 3-10 cm, có lông. Lá kèm hình trứng, nhỏ, sớm rụng.

Hoa đơn tính khác gốc. Cụm hoa đực dạng bông đuôi sóc, dài 6-8 cm, buông thõng xuống, mang nhiều hoa dày đặc. Hoa đực có 4 cánh đài, nhị đực 4. Cụm hoa cái hình đầu, đường kính 1,2-1,8 cm, bao hoa hình ống, xẻ 3-4 răng. Bầu thượng, hơi dẹt.

Quả bế hình cầu do nhiều quả nạc hình cầu hợp thành, đường kính 3 cm, màu đỏ, mềm. Hạt nhỏ, dẹt.


Phân bổ:

Loài có phân bố tự nhiên ở nhiều nước châu Á. Cây ưa sáng, ưa ẩm, lớn nhanh, tái sinh bằng hạt rất tốt, thích nghi tốt với mọi hoàn cảnh nên sống rất khỏe trong các thành phố như Hà Nội. Ra hoa tháng 4-7, quả tháng 7-10.

Tác giả: Nguyễn Hoàng Nghĩa


BỘ PHẬN DÙNG VÀ GIÁ TRỊ:

Gỗ màu trắng, mềm, được dùng làm nguyên liệu giấy. Vỏ dùng làm sợi và giấy. Hạt có dầu làm xà phòng, dầu sơn.