Home / Tài nguyên thực vật rừng / Dó bầu – Aquilaria crassna Pierre

Dó bầu – Aquilaria crassna Pierre

Thông tin chi tiết cây: Dó bầu
Tên thông dụng: Dó bầu
Tên khoa học: Aquilaria crassna Pierre
Tên địa phương: Trầm hương(Việt Nam),
Tên đồng nghĩa:
Giống: Dó bầu(Việt nam),
121
Họ: Trầm hương (Thymeleaceae)
Mức độ đe dọa: Ít liên quan
ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT:

Dó bầu là loài cây gỗ nhỡ, thường xanh, cao 15 – 20 m, đường kính ngang ngực 40 – 50 cm. Tán thưa thân thẳng.

Hình thái:

Lá đơn mọc cách, lá có dạng hình trứng, dài 8 – 12 cm, rộng 3 – 4 cm, đầu lá nhọn, gốc lá hình nêm, mặt trên xanh bóng, mặt dưới nhạt, mép nguyên. Gân bên 12-20.

Cụm hoa hình tán. Cánh đài hình chuông, màu trắng, 5 thùy. Nhị đực 10.

Quả nang hình trứng dài 3 – 4 cm, vỏ quả có phủ lông mềm ngắn màu vàng xám. Hạt màu nâu đen.

Phân bổ:

Dó bầu thường mọc rải rác trong các vùng rừng dọc miền Trung và các tỉnh phía Nam, xuống tận An Giang, Kiên Giang và đảo Phú Quốc. Phân bố tập trung nhất và nhiều nhất là ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Gia Lai, Kon Tum và Phú Yên. Dó bầu đang đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt và đáng được xếp vào loại “Nguy cấp – EN”. Dó bầu là loài cây trung tính, thiên về ưa sáng, mọc rải rác trong các rừng nguyên sinh và thứ sinh. Cây tái sinh dưới tàn che 0,4 – 0,6 song phải điều chỉnh, mở tán kịp thời. Cây trầm hương phân bố trong các điều kiện sinh thái khá rộng và là loài cây dễ gây trồng, thích hợp với phương thức trồng dưới tán, trồng hỗn giao và nông lâm kết hợp. Trầm hương nên được trồng trên đất tốt và đất còn mang tính chất đất rừng. Ra hoa vào tháng 4 – 5, quả chín vào tháng 7 – 8.

Tác giả: Nguyễn Hoàng Nghĩa

BỘ PHẬN DÙNG VÀ GIÁ TRỊ:

Do gỗ Dó bầu dễ thối mục, mối mọt nên giá trị sử dụng về gỗ không cao. Ngược lại, giá trị quan trọng nhất của Dó bầu là khai thác trầm kỳ, một mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao, đạt 800 – 1000 USD/kg cho trầm kỳ loại I. Trầm kỳ được dùng để chưng cất tinh dầu, làm chất định hương quan trọng nên được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp sản xuất mỹ phẩm cao cấp. Ngoài ra còn dùng làm bột hương.

Bản quyền thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Đề nghị ghi rõ nguồn khi sử dụng thông tin từ website này.