Home / Tài nguyên thực vật rừng / Đào – Prunus persica (L.) Batsch

Đào – Prunus persica (L.) Batsch

Thông tin chi tiết cây: Đào
Tên thông dụng: Đào
Tên khoa học: Prunus persica (L.) Batsch
Tên địa phương: Đào(châu Á),
Tên đồng nghĩa:
Giống: Đào(Châu Á),
Họ: Hoa hồng(Prunus persica )
Mức độ đe dọa: Ít liên quan
ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT:

 Là loài cây gỗ nhỡ, cao 8-10m, thân màu nâu đậm, xù xì, có chảy nhựa. Phân cành sớm và nhiều cành nhánh, cành màu đỏ nhạt, dễ uốn nên có thể làm cây thế. Chồi lá có lông mềm.

Hình thái:

Lá đơn mọc cụm ở các đốt, lá dạng thuôn bầu dục dài, đầu nhọn có mũi dài, gốc la stuf, mép lá có răng. Phiến lá dài 8-15 cm, rộng 2-3 cm, màu xanh lục nhạt, bóng. Cuống lá mảnh, dài 1 cm.

Hoa mọc chụm thưa, không có cuống, thường có màu hồng, đôi khi màu đỏ thẫm (đào bích) để làm cây cảnh vào dịp Tết ở miền Bắc. Cánh hoa mềm, đẹp, dài 2 cm. Nhị đực nhiều.

Quả hạch hình tim, mũi nhọn, có rãnh dọc theo quả và phủ lông tơ, khi chín có màu hồng. Vỏ quả trong cứng bao lấy hạt.

Ra hoa tháng 1-2, quả chín tháng 6-7. Các giống đào bích và đào phai làm cảnh thường được chăm sóc cho ra hoa đúng vào dịp Tết nguyên đán.

Tác giả: Nguyễn Hoàng Nghĩa

Phân bổ:

 Loài có phân bố tự nhiên ở một số nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Mông Cổ. Cây được trồng rộng rãi ở vùng đồi núi các tỉnh phía Bắc nước ta như Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Giang.

BỘ PHẬN DÙNG VÀ GIÁ TRỊ:

 Chủ yếu được trồng để lấy quả và làm cây trang trí vì dáng cây đẹp và quả ăn ngon. Nhân đào còn được dùng làm thuốc. Lá sắc nước tắm chữa ghẻ lở.

Bản quyền thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Đề nghị ghi rõ nguồn khi sử dụng thông tin từ website này.