Home / Tài nguyên thực vật rừng / Chò nâu – Dipterocarpus retusus Bl

Chò nâu – Dipterocarpus retusus Bl

Thông tin chi tiết cây: Chò nâu
Tên thông dụng: Chò nâu
Tên khoa học: Dipterocarpus retusus Bl
Tên địa phương: Chò đá, chò nến(Phía Bắc Việt Nam),
Tên đồng nghĩa: Dipterocarpus tonkinensis A.Chev, Dipterocarpus trinervis Blume(),
Giống: Chò nâu(Phía Bắc Việt Nam),
366
Họ: Dầu(Shorea obtusa )
Mức độ đe dọa: Ít liên quan
ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT:

Chò nâu là loài cây gỗ lớn, có thân tròn đều, dáng thân thẳng đẹp, chiều cao đoạn thân dưới cành lớn, cây cao đến 30-40m và đường kính tới 50-60cm, đôi khi đạt 100cm. Thân và cành có nhiều bì khổng to. Cành non cũng phủ nhiều lông.

Hình thái:

Lá hình trái xoan hay hình trứng thuôn, dài 20-40cm, rộng 15-25cm, mép nguyên gợn sóng, gốc tròn hay hình tim, gân bên 15-20 đôi. Lá kèm hình búp to, màu đỏ, dài 8-12cm.

Hoa tự chùm; ống đài hình cầu. Quả hình trứng tròn, đường kính 2 – 3cm, có năm đài tồn tại song chỉ phát triển thành hai cánh lớn, dài tới 15 – 20cm, rộng 2 -3cm. Quả chín vào tháng 3 – 4 và thường cứ vài ba năm mới có một năm sai quả.

Tác giả: Nguyễn Hoàng Nghĩa

Phân bổ:

Có phân bố rải rác tại một số tỉnh phía Bắc như Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Bắc Giang, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Thường sống trên độ cao dưới 300m, đôi khi mọc thành đám nhỏ. Tái sinh bằng hạt tốt và có thể trồng hỗn giao. Mọc trên các loại đất feralit vàng đỏ và đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch sét, phiến thạch mica và gnai. Không có trên núi đá vôi mà ở dưới chân núi. Mọc tốt trên đất có tầng đất sâu, thoát nước. Mới phát hiện thấy ở núi Brain, Lâm Đồng.

BỘ PHẬN DÙNG VÀ GIÁ TRỊ:

Khả năng tái sinh tự nhiên kém. Chò nâu đã được trồng thử thành công tại Cầu Hai (Phú Thọ) nhiều năm trước đây, song khi được trồng ở dọc đường phố quanh Lăng Bác (Hà Nội), cây đã không chịu được hoàn cảnh mới và đã được thay thế bằng Dầu nước.

Bản quyền thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Đề nghị ghi rõ nguồn khi sử dụng thông tin từ website này.