Home / Tài nguyên thực vật rừng / Cao su – Hevea brasiliensis (A.Juss) Muell. – Arg

Cao su – Hevea brasiliensis (A.Juss) Muell. – Arg

Thông tin chi tiết cây: Cao su
Tên thông dụng: Cao su
Tên khoa học: Hevea brasiliensis (A.Juss) Muell. – Arg
Tên địa phương: Cao su(Việt Nam),
Tên đồng nghĩa:
Giống: Cao su(Bradin, châu Á, Việt Nam),
237
Họ: Thầu dầu (Euphorbiaceae)
Mức độ đe dọa: Ít liên quan
ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT:

 Là loài cây gỗ lớn, cao tới 30 m, đường kính 50-60 cm, rụng lá vào mùa khô. Vỏ nhẵn, có nhiều nhựa mủ trắng.

Hình thái:

 Lá kép chân vịt có 3 lá chét. Phiến lá chét hình trái xoan dài, đầu nhọn, gốc hình nêm, mép nguyên, cuống chung dài 4-15 cm.

Cụm hoa hình chùy, mọc ở nách lá. Hoa đơn tính. Hoa đực cánh đài hợp, trên chia 5 răng, không có cánh tràng, nhị đực 5-10. Hoa cái cánh đài giống hoa đực, bầu 3 ô, mỗi ô 1 noãn.

Quả nang chia thành múi khá rõ, chứa 3 hạt. Hạt bóng màu nâu.

 

 

Tác giả: Nguyễn Hoàng Nghĩa

 

Phân bổ:

 Cây có nguồn gốc ở Bradin và đã được nhập trồng rộng rãi ở nhiều nước châu Á như Malaixia, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc. Các tỉnh có trồng nhiều ở nước ta là Đông Nam Bộ và Tây Nguyên như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh. Vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ cũng đang thử nghiệm trồng diện rộng.

Cây ưa sáng, thích hợp với khí hậu nóng ẩm, sống khỏe trên đất đỏ. Cây mọc nhanh, tái sinh bằng hạt tốt. Ra hoa tháng 4-7, quả tháng 8-10.

BỘ PHẬN DÙNG VÀ GIÁ TRỊ:

 Được nhập trồng chủ yếu để khai thác nhựa và hiện là nguồn thu lớn nhờ xuất khẩu. Sau 20-25 năm khai thác, có thể lấy gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ.

Gỗ mềm, màu trắng vàng, thớ mịn nhẵn, tỷ trọng 0,37. Nhờ xử lý gỗ ngay sau khi khai thác chống nấm mốc nên được dùng rộng rãi làm đồ mộc xuất khẩu, đồ mỹ nghệ, hiện được ưa chuộng trên thị trường thế giới.

Bản quyền thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Đề nghị ghi rõ nguồn khi sử dụng thông tin từ website này.