Home / Tài nguyên thực vật rừng / Bách xanh – Calocedrus macrolepis Kurz

Bách xanh – Calocedrus macrolepis Kurz

Thông tin chi tiết cây: Bách xanh
Tên thông dụng: Bách xanh
Tên khoa học: Calocedrus macrolepis Kurz
Tên địa phương: Tùng hương, Pơ mu xanh, Tô hạp bách(Vân Nam-Trung Quốc, Việt Nam),
Tên đồng nghĩa: Libocedrus macrolepis (Kurz) Benth(),
Giống: Bách xanh(Việt Nam),
345
Họ: Hoàng đàn(Cupressaceae)
Mức độ đe dọa: Ít liên quan
ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT:

 Bách xanh là cây gỗ lớn thư­ờng xanh, cao 15 – 25m, đ­ường kính đạt 50 – 70 cm, cá biệt có cây đạt 100 cm đ­ường kính. Cây mọc thẳng, tán tròn đều màu xanh thẫm. Cành xoè ngang và phân cành thấp, độ cao phân cành bằng 1/3 chiều cao cây. Cành mang lá dẹp, hai mặt khác nhau.

Hình thái:

 Xét về hình thái rất khó phân biệt với một loài khác cùng họ Hoàng đàn, đó là pơ mu (Fokienia hodginsii). Điểm khác nhau cơ bản của hai loài này là nón cái (quả) pơ mu hình cầu, có 10 -12 hạt, còn nón cái bách xanh hình bầu dục, dài 1,2 – 1,5 mm, khi chín nứt thành hai mảnh, thư­ờng chỉ có hai hạt.

Một trăm hạt bách xanh nặng khoảng 1290 mg, nh­ư vậy mỗi kg hạt có khoảng 70.000 – 80.000 hạt. Ở Đà Lạt, mùa thu hoạch hạt là vào các tháng 10 – 12, còn ở Ba Vì đó là các tháng 9 – 10.

 

Tác giả: Nguyễn Hoàng Nghĩa

Phân bổ:

 Cây có phân bố tự nhiên ở nam Trung Quốc (Vân Nam) và Việt Nam. Đây là loài cây gỗ quý hiếm, chỉ còn gặp ở đỉnh núi Ba Vì (Hà Tây), Mộc Châu (Sơn La) và rải rác ở Lâm Đồng. Cây đã đ­ược tìm thấy ở độ cao từ  900 m đến độ cao 1300 m ở V­ườn quốc gia Ba Vì, Hà Tây và trên độ cao 1300 – 1500 m quanh thành phố Đà Lạt và cả ở độ cao d­ưới 1000 m ở Lang Hanh (Lâm Đồng).

BỘ PHẬN DÙNG VÀ GIÁ TRỊ:

 Do gỗ ít bị nứt nẻ, không biến dạng, không mối mọt, khó mục và dễ gia công nên gỗ bách xanh đ­ược dùng làm gỗ xây dựng, đồ mộc trong gia đình. Đặc biệt gỗ có mùi thơm dễ chịu nên rất đư­ợc ư­a chuộng để làm đồ mộc cao cấp và bột hư­ơng. Cây có dáng đẹp nên có thể trồng làm cây cảnh trong gia đình và công viên. Cây dễ dàng nhân giống bằng hom cành.

Bản quyền thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Đề nghị ghi rõ nguồn khi sử dụng thông tin từ website này.