Home / Tài nguyên thực vật rừng / Bách vàng – Xanthocyparis vietnamensis Farjon & Hiep

Bách vàng – Xanthocyparis vietnamensis Farjon & Hiep

Thông tin chi tiết cây: Bách vàng
Tên thông dụng: Bách vàng
Tên khoa học: Xanthocyparis vietnamensis Farjon & Hiep
Tên địa phương: Bách vàng(Việt Nam),
Tên đồng nghĩa:
Giống: Bách vàng(Việt Nam),
225
Họ: Hoàng đàn(Cupressaceae)
Mức độ đe dọa: Ít liên quan
ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT:

 Cây gỗ, cao 15m với đường kính ngang ngực 80cm. Thân hình tháp khi còn non, tán rộng và phẳng khi trưởng thành. Vỏ mỏng, màu nâu, vỏ bong thành mảng, khi cây trưởng thành phần thân bị bong hết vỏ còn trơ gỗ.

Hình thái:

 Lá có 2 dạng lá, lá trưởng thành dạng vảy xếp thành cặp với đỉnh nhọn, hơi dàn trải, dạng lá chuyển tiếp tương tự như lá trưởng thành nhưng dài hơn và dàn trải hơn, lá non xếp thành vòng 4 trải rộng, dài 2 cm, rộng 3 mm, các dải lỗ khí phân biệt trên mặt sau của lá, các dạng lá khác nhau có thể tồn tại trên cùng một cành.

Nón cái hoá gỗ, gần giống hình cầu khi chín, đường kính 1,1cm, vảy gồm 2 cặp, có mấu lồi cong nổi. Hạt hình trứng dài 6mm với các cánh nhỏ.

 

Tác giả: Nguyễn Hoàng Nghĩa

 

Phân bổ:

 Bách vàng phân bố trên đỉnh các núi đá vôi có độ cao từ 1100m trở lên thuộc địa bàn Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn (Quản Bạ, Hà Giang) nơi có quần thể Bách vàng mọc tập trung, có đường kính từ 12cm tới 75cm, cao 6-12m. Mọc cùng với Bách vàng ở đây còn có Thông đỏ Pà Cò (Taxus chinensis), Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia), Kim giao Bắc (Nageia fleuryi), ở độ cao thấp hơn (600-900m) có các loài như Nghiến, Trai lý. Khả năng tái sinh của Bách vàng ở đây không được tốt.

Quả chín vào tháng 10-12.

BỘ PHẬN DÙNG VÀ GIÁ TRỊ:

 Gỗ bách vàng tốt cứng, thơm có thể sử dụng trong xây dựng và đóng đồ. Tán lá đẹp có thể sử dụng làm cây cảnh, cây trang trí, cây Bonsai, cây trồng trong chậu.

Bản quyền thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Đề nghị ghi rõ nguồn khi sử dụng thông tin từ website này.