Home / Các số đã xuất bản / Năm 2019 / Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp số chuyên san – 2019 Kỷ nhiệm 60 năm xây dựng và phát triển Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ

Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp số chuyên san – 2019 Kỷ nhiệm 60 năm xây dựng và phát triển Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ

1. Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Vùng Trung tâm Bắc Bộ 60 năm xây dựng và phát triển (1959 – 2019) Nguyễn Anh Dũng 3
2. Kết quả 28 năm xây dựng và phát triển Vườn Sưu tập Thực vật Cầu Hai của Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Vùng Trung tâm Bắc Bộ Result of 28 years of building and developing Cau Hai arboretum of Forest Science Centre for Central Northern Vietnam Nguyễn Văn Thọ 8
3. Một số đặc điểm sinh vật học của cây Tre ngọt (Dendrocalamus brandisii (Munro) Kurz) tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Several biological characteristics of Dendrocalamus brandisii (Munro) Kurz from some provinces of mountainous region of Northern Vietnam Nguyễn Viễn
Nguyễn Văn Thọ
Ma Thanh Thuyết
19
4. Đánh giá đa dạng di truyền quần thể Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam bằng chỉ thị phân tử vi vệ tinh (Microsatellite – SSR) Assessing genetic diversity of the Cinnamomum balansae H. Lec population in provinces Northern Vietnam using Microsatellite (SSR) markers Nguyễn Viễn
Phạm Mai Phương
Bùi Thị Tuyết Xuân Hoàng Thị Thu Trang
Vũ Đình Duy
31
5. Mối quan hệ di truyền của các loài thuộc chi Luồng (Dendrocalamus Nees) trên cơ sở phân tích trình tự nucleotide các vùng Matk, Rbcl, Psba-Trnh (CPDNA) và ITS – RDNA Phylogenetic relationship of bamboo species of Dendrocalamus Nees based on analysing rbcL, Matk, psbA-trnH, and its nucleotied regions Nguyễn Văn Thọ
Nguyễn Hoàng Nghĩa
Lê Thị Mai Linh
44
6. Kết quả khảo nghiệm giống Thanh thất (Ailanthus triphysa Alston) và định hướng sử dụng gỗ tại Phú Thọ The result of Ailanthus triphysa Alston breeding trial and orientation of wood using in Phu Tho Phạm Thế Dũng
Phạm Văn Bốn
Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
57
7. Kết quả khảo nghiệm các xuất xứ và gia đình Lim xanh (Erythrophloeum fordi Oliv) trong rừng bảo tồn nguồn gen tại Cầu Hai, Phú Thọ Breeding trail result of Erythrophloeum fordi Oliv. provenances and families in genetic gene conservation stand established in Cau Hai, Phu Tho Nguyễn Văn Thọ
Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
Nguyễn Hoàng Nghĩa
68
8. Đánh giá các mô hình và biện pháp kỹ thuật trồng rừng Dẻ đỏ (Lithocarpus ducampii A. Camus) tại các tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình và Yên Bái Evaluating plantation models and planting techniques of Lithocarpus ducampii A. Camus at
Phu Tho, Hoa Binh and Yen Bai provinces
Đào Hùng Mạnh
Võ Đại Hải
Nguyễn Anh Dũng
Nguyễn Anh Duy
Phùng Hà Anh
81
9. Đánh giá sinh trưởng mô hình rừng trồng hỗn giao cây lá rộng bản địa cung cấp gỗ lớn tại Yên Bái và Phú Thọ Growth of mixed plantation models of native broad-leaved tree species for large size timber in Yen Bai and
Phu Tho province
Nguyễn Anh Duy
Nguyễn Văn Thọ
Nguyễn Thị Nhung
Phạm Quang Thuỳ
Trần Quang Tuấn
91
10. Đánh giá sinh trưởng các mô hình rừng trồng Re gừng (Cinnamomum burmannii (Nees & T. Nees) Blume)
tại Cầu Hai, Phú Thọ
Evaluating growth of plantation models of Cinnamomum burmannii (Nees & t. Nees) Blume
in Cau Hai, Phu Tho province
Nguyễn Văn Thọ
Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
106
11. Đánh giá sinh trưởng 25 loài cây lá rộng bản địa của mô hình trồng hỗn giao tại Trạm Thực nghiệm Lâm sinh Lương Thịnh, tỉnh Yên Bái Growth of 25 native broad-leaved tree species in mixed plantation in Luong Thinh silviculture experimental station, Yen Bai province Nguyễn Văn Thọ
Nguyễn Anh Duy
Nguyễn Hoàng Nghĩa
116
12. Đánh giá sinh trưởng các mô hình rừng trồng Chò nâu (Dipterocarpus retusus Blume) tại Cầu Hai,
tỉnh Phú Thọ
Evaluating growth of plantation models of Dipterocarpus retusus Blume in Cau Hai, Phu Tho province Nguyễn Văn Thọ
Đào Hùng Mạnh
Phạm Quang Tiến Dương Thị Minh Huế
Nguyễn Hoàng Nghĩa
126
13. Bước đầu ghi nhận sâu ăn lá và ngọn non gây hại rừng trồng Thanh thất (Ailanthus triphysa) tại tỉnh Phú Thọ First report on two catepillars damaging Ailanthus triphysa plantation in Phu Tho province Đào Ngọc Quang
Phạm Quang Thu
Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
Nguyễn Minh Chí
135
14. Công nghệ ép nhiệt tạo ván ghép thanh từ Bương lông điện biên (Dendrocalamus dienbienensis H.N Nguyen & V.T. Nguyen) Technology heat pressing plybamboo made from (Dendrocalamus dienbienensis H.N Nguyen & V.T. Nguyen) Lê Thị Hưng
Bùi Duy Ngọc
Nguyễn Anh Dũng
142

KẾT QUẢ 28 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VƯỜN SƯU TẬP THỰC VẬT CẦU HAI CỦA TRUNG TÂM KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VÙNG TRUNG TÂM BẮC BỘ

Nguyễn Văn Thọ

Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ

TÓM TẮTVườn sưu tập thực vật Cầu Hai được xây dựng từ năm 1991 có quy mô 38,6 ha với 378 loài thuộc 210 chi của 72 họ trong 4 bộ sưu tập, gồm 251 loài cây gỗ, 93 loài tre, 18 loài cây thuốc và 17 loài thuộc họ Cau. Bộ sưu tập các loài tre là bộ sưu tập tre đầu tiên của Việt Nam có 93 loài thuộc 16 chi trên diện tích 3,5 ha. Có 33 loài thực vật quý hiếm, đang bị đe dọa của Vườn sưu tập thực vật Cầu Hai, trong đó: 26 loài có trong Sách Đỏ Việt Nam 2007, 31 loài có trong Danh lục đỏ Việt Nam 2007, 13 loài thuộc nhóm IIA – hạn chế khai thác, sử dụng theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP, 19 loài được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới đánh giá bị đe doạ. Đã sưu tập và lưu giữ được 32 loài thực vật đặc hữu của Việt Nam (3 loài cây gỗ, 29 loài tre), trong số 29 loài tre đặc hữu có 15 loài mới được công bố từ năm 2010 đến năm 2017 và 13 loài chưa có tên khoa học, có thể là loài mới.

Từ khóa: Vườn sưu tập thực vật, Cầu Hai, thực vật đặc hữu, thực vật quý hiếm, vườn tre

Result of 28 years of building and developing Cau Hai arboretum of Forest Science Centre for Central Northern Vietnam

Cau Hai arboretum, which was established in 1991, consists of 378 plant species of 210 genera belonging to 76 families in 4 collection of plant species group on an area of 38,6 hectares. The arboretum includes 251 tree species, 93 bamboo species, 18 medicinal plant species, and 17 species of Arecaceae. Bamoo garden of Cau Hai arboretum is first collection of bamboo species in Vietnam, and has 93 bamboo species belonging to 16 genera on a area of 3.5 hectares. There are 33 rare and endangered plant species of Cau Hai arboretum, including 26 the species in Vietnam red data book 2007, 31 the species in Vietnam red list 2007, 13 the species of IIA group in Decree 06/2019/ND-CP, 19 the species in IUCN Red List of Threatened Species. There are 32 endemic plant species of Vietnam, including 3 tree species and 29 bamboo species. 15 of 29 native bamboo species were published new species from 2010 to 2017, and 13 of the endemic bamboo species are unidentified latin name and can be new species.

Keywords: Arboretum, Cau Hai, endemic plant, rare plant, bamboo garden

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC CỦA CÂY TRE NGỌT (Dendrocalamus brandisii (Munro) Kurz) TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC

Nguyễn Viễn, Nguyễn Văn Thọ, Ma Thanh Thuyết

Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ

TÓM TẮTTre ngọt được phát hiện và mô tả lần đầu tiên ở Việt Nam bởi Camus (1913) nhưng đến nay chưa có nghiên cứu đầy đủ về đặc điểm sinh vật học loài Tre ngọt tại Việt Nam được công bố. Kết quả điều tra phân bố thấy 393 bụi Tre ngọt được trồng tại 4 tỉnh (Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai và Phú Thọ) nhưng chưa phát hiện thấy Tre ngọt mọc tự nhiên. Biên độ sinh thái của Tre ngọt khá rộng từ độ cao 50 m đến 1.600 m. Cây Tre ngọt có kích thước dao động khá lớn ở các điều kiện lập địa từ 6,8 – 12,3 cm đường kính, lớn nhất đạt 19,2 cm, chiều cao từ 12,4 – 20,8 m, cao nhất đạt 26 m. Măng Tre ngọt có quá trình sinh trưởng kéo dài 245 ngày, mùa măng chủ yếu tập trung từ tháng 6 đến tháng 8 (chiếm trên 50% số lượng măng của cả năm). Mỗi bụi Tre ngọt sinh ra từ 14 – 19,8 măng/bụi/năm, cây Tre ngọt 1 tuổi ra măng nhiều nhất từ 1,8 – 2,6 măng/cây mẹ. Cành chính của Tre ngọt rất ít (trung bình 1 cành/cây) và phân cành rất cao từ đốt 18 – 21.

Từ khóa: Tre ngọt, phân bố, sinh thái, sinh trưởng, quy luật sinh măng

Several biological characteristics of Dendrocalamus brandisii (Munro) Kurz from some provinces of mountainous region of Northern Vietnam

Dendrocalamus brandisii was found and decribed the first time in Vietnam by Camus (1993), but there is not a completely research of its biological characteristics in Vietnam. The species were planted in Dien Bien, Lai Chau, Lao Cai, and Phu Tho provinces, however its natural distribution has not been discovered. There are a total of 393 planted clumps of D.brandisii in 4 Northern provinces (Dien Bien, Lai Chau, Lao Cai and Phu Tho province). Ecological amplitude of this species is quitely wide from 50 m to 1.600 m altitude. Culm size of the species majorly change between sites, from 6.8 to 12.3 cm in diameter, the biggest diameter reaches 19.2 cm, from 12.4 to 20.8 in height, the largest height is 26 m. Growth stages of bamboo shoot of the species are 245 days, main season of bamboo shoots is from June to August occuping more than 50% total of bamboo shoots per year. Each clump of the species can generate 14 – 19.8 bamboo shoots/clump per year, one year old culm produces the most bamboo shoot from 1.8 to 2.6 bamboo shoots per culm. The dorminant branches of each culm are very few (only 1 branch per culm) and generated in high height from 18th to 21th node up.

Keywords: Dendrocalamus brandisi, distribution, ecology, growth, growth stages of bamboo shoot

ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG DI TRUYỀN QUẦN THỂ VÙ HƯƠNG (Cinnamomum balansae H.Lec) Ở MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC VIỆT NAM BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ VI VỆ TINH (MICROSATELLITE – SSR)

Nguyễn Viễn1, Phạm Mai Phương2, Bùi Thị Tuyết Xuân3
Hoàng Thị Thu Trang4, Vũ Đình Duy2*

Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ,
 2Viện Sinh thái Nhiệt đới, Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga
Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam,
4Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮTVù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) là loài cây gỗ lớn thường xanh, thuộc họ Long não (Lauraceae), là loài cây đặc hữu quý hiếm có giá trị kinh tế cao. Trong nghiên cứu này, mẫu lá hoặc vỏ cây thu thập từ 50 cây trội Vù hương thuộc 7 quần thể (Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa và Nghệ An) đã được sử dụng để đánh giá đa dạng di truyền bằng chỉ thị phân tử vi vệ tinh (microsatellite – SSR). Trong số 10 cặp mồi SSR dùng để phân tích thì 10/10 cặp mồi có tính đa hình cao và xác định được 28 alen. Mức độ đa dạng di truyền ở mức độ quần thể của loài Vù hương là khá cao (Na = 2,354; Ne = 2,107; I = 0,489,
He = 0,244 và Ho = 0,314). Kết quả phân tích phương sai phân tử (AMOVA) giữa các quần thể rất thấp (chiếm 12,86%) và cao giữa các cá thể trong quần thể (87,14%). Tất cả 7 quần thể Vù hương đều có hệ số giao phối cận huyết âm (Fis < 0) cho thấy hiện tượng giao phối cận huyết hay tự thụ phấn không xảy ra hoặc xảy ra rất thấp. Cây quan hệ di truyền giữa các cá thể chia làm 2 nhánh chính và có hệ số tương đồng di truyền dao động trong khoảng từ 60 đến 99,8%. Nhánh 1 gồm các cá thể có nguồn gốc ở 4 tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Sơn La và Hòa Bình; nhánh 2 gồm các cá thể có nguồn gốc tại 3 tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang và Yên Bái. Một số giải pháp áp dụng cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững cũng đã được đề cập.

Từ khóa: Bảo tồn, đặc hữu, đa dạng di truyền, SSR, Vù hương

Assessing genetic diversity of the Cinnamomum balansae H. Lec population in provinces Northern Vietnam using Microsatellite (SSR) markers

Cinnamomum balansae H. Lec (Lauraceae) is an evergreen, ecologically and economically important tree species globally. This species has been considered as an endemic to Vietnam and is assessed as endangered. The total leaves and/or inner barks collected from 50 individuals of seven populations in seven province of Northern Vietnam (Phu Tho, Tuyen Quang, Yen Bai, Son La, Hoa Binh, Thanh Hoa and Nghe An), were used to assess genetic diversity using SSR markers. All of the ten loci showed polymorphic. A total of 28 alelles were observed in ten loci. Genetic diversity in population level was higher (Na = 2.354; Ne = 2.107; I = 0.489, He = 0.244 and Ho = 0.314). Analysis of molecular variation showed that the level of low molecular changes between populations was (12.86%), and high among individuals in the population was observed by (87.14%). All seven populations were negative inbreeding coefficient (Fis < 0). The obtained results revealed that the deficiency of homozygotes and excess of heterozygote in all populations. Cluster analysis using unweighted pair group method with arithmetic average (UPGMA) with genetic similarity coefficients was ranged from 61 to 99.8%. Group I includes individuals origin in 4 provinces (Nghe An, Thanh Hoa, Son La and Hoa Binh) and group II includes individuals originating in 3 provinces (Phu Tho, Tuyen Quang and Yen Bai). A number of measures applied to the conservation and sustainable development were also discussed.

Keywords: Conservation, Cinnamomum balansae, endemicgenetic diversity, SSR.

MỐI QUAN HỆ DI TRUYỀN CỦA CÁC LOÀI THUỘC CHI LUỒNG (Dendrocalamus Nees) TRÊN CƠ SỞ PHÂN TÍCH TRÌNH TỰ NUCLEOTIDE CÁC VÙNG MatK, rbcL, psbA-trnH (cpDNA) VÀ ITS – rDNA

Nguyễn Văn Thọ1, Nguyễn Hoàng Nghĩa2, Lê Thị Mai Linh3

1Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng, Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam
3Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

TÓM TẮTBốn vùng gen (một vùng gen nhân ITS và 3 vùng gen lục lạp MatK, rbcL, psbA-trnH) đã được sử dụng để đánh giá hệ thống phát sinh của 12 loài thuộc chi luồng. Kết quả phân tích trình tự nucleotide của các vùng gen có sự tương đồng từ 98 – 100% ở các vùng gen MatK, rbcl, psbA-trnH, từ 70 – 99% đối với vùng gen ITS. Mối quan hệ di truyền giữa các loài nghiên cứu khó phân tách khi phân tích trình tự nucleotide các vùng gen MatK, rbcL và psbA-trnH nhưng 2 loài đặc trưng của 2 phân chi (D. strictus và D. latiflorus) luôn có sự phân tách rõ ràng. Trình tự nucleotide vùng gen ITS có khả năng phân tách rõ ràng cả về loài và hai loài đặc trưng phân chi. Kết hợp trình tự nucleotide của cả bốn vùng gen nghiên cứu để đánh giá mối quan hệ di truyền, phát sinh chủng loại của chi luồng thấy rằng: 12 loài thuộc chi được phân thành 2 nhóm lớn đại diện cho 2 phân chi, các loài thuộc nhánh phân chi Dendrocalamus lại phân thành 3 nhóm nhỏ, đại diện cho các nhánh. Do đó các vùng gen ITS, MatK, rbcL và psbA-trnH có thể được sử dụng trong phân tích phát sinh chủng loại của các loài thuộc chi luồng.

Từ khóa: MatK, rbcL, psbA-trnH, ITS, chi luồng, phylogenetics

Phylogenetic relationship of bamboo species of Dendrocalamus Nees based on analysing rbcL, Matk, psbA-trnH, and its nucleotied regions

Four nucleotide regions (a nuclear ribosomal DNA internal transcribed sequence (ITS) and three chloroplast DNA fragments (rbcL intron, MatK-barcode and psbA-trnH spacer) were used to assess phylogenetic relationships of 12 bamboo species of Dendrocalamus. The result showed that genetic similarity coefficients of the species in three chloroplast DNA ranged from 98% to 100%, and from 70% to 99% in nuclear ribosomal DNA region (ITS) . Phylogenetics of the species only based on one of three chloroplast DNA regions were not clearly separated, but two type species of two subgenera (Dendrocalamus strictus and Dendrocalamus latiflorus) were always distinguished. The relationships of the species based on ITS spacer were obviously separated both species and two type species of two subgenera. Phylogenetics of the species based on combined analysis of four plastid DNA regions showed that twelve species were divided into two groups representing 2 subgenera (subgenus Dendrocalamus and subgenus Sinocalamus), and species of subgenus Dendrocalamus were continously splited on three smaller group representing 3 sections. Therefore, it can be used to analyse phylogenetics of Dendrocalamus species.

Keywords: MatK, rbcL, psbA-trnH, ITS, Dendrocalamus, phylogenetic

KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM GIỐNG THANH THẤT (Ailanthus triphysa Alston) VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG GỖ TẠI PHÚ THỌ

Phạm Thế Dũng1, Phạm Văn Bốn2, Nguyễn Thị Ánh Nguyệt3

Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp TP. Hồ Chí Minh
Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ
3 Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ

TÓM TẮTSử dụng cây bản địa để phát triển rừng trồng cung cấp gỗ lớn đang là hướng phát triển bền vững trong việc nâng cao giá trị gia tăng của sản xuất lâm nghiệp. Việc nghiên cứu chọn giống và định hướng sử dụng gỗ cây Thanh thất là một trong những nội dung nghiên cứu của đề tài cấp Bộ được Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện từ năm 2014 – 2018 tại miền Bắc, miền Trung và Đông Nam Bộ. Mục tiêu khảo nghiệm giống tại Phú Thọ là: Chọn được xuất xứ và gia đình Thanh thất có triển vọng để phát triển rừng trồng. Phương pháp chọn cây trội và khảo nghiệm giống được thực hiện theo Quy phạm kỹ thuật xây dựng rừng giống và vườn giống (QPN/15 – 93) và Tiêu chuẩn ngành 04 TCN-147-2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Kết quả khảo nghiệm cho thấy: Có tới 12 gia đình trong số 40 gia đình của 8 xuất xứ có mức vượt thể tích thân cây hơn 10% so với trung bình của 40 gia đình tham gia trong khảo nghiệm. Ngoài ra, tăng trưởng trung bình về D1.3 > 2 cm/năm và chiều cao > 1 m/năm là những chỉ số khá tốt đối với loài cây bản địa. Căn cứ các chỉ tiêu chọn giống thì trồng rừng Thanh thất tại Phú Thọ, có thể chọn 2 xuất xứ gồm Tuyên Quang (TQ) và Bình Phước (BP) với các gia đình TQ1, TQ3, TQ6, BP22 và 5 gia đình của các xuất xứ khác gồm VP1,VP2, QN24,QN29 và PY4. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, sử dụng gỗ Thanh thất làm lớp phủ bề mặt sản phẩm gỗ cũng như đồ gia dụng cho sản phẩm rất đẹp và đảm bảo các chỉ số kỹ thuật.

Từ khóa: Cây trội, gia đình, khảo nghiệm, xuất xứ

The result of Ailanthus triphysa Alston breeding trial and orientation of wood using in Phu Tho

The native species using for afforestation of big wood supply is solution toward sustained development of forest production. The study on breeding selection and wood using for added value increasing of Ailanthus is one of subjects of Ministry’s topic which was implemented by Vietnamese Academy of Forest Science from 2014 – 2018 in North, Center and Southeast regions. Objective of breeding trial in Phu Tho is to select a potential provinance and family of Ailanthus for afforestation. The method of plus tree selection and breeding trial was carried out base on (QPN/15 – 93) process and (TCN-147-2006) standard of MARD. The research results shows that: There are 12 among 40 families of 8 provinances in trial which have the tree’s volume over 10% to compare with average index of all families in attendance. In addition, average growth increasing of D1.3 > 2 cm/year and high of tree > 1 m/year is a good indicators for native tree species. Base on other request of breeding selection, the afforestation in Phu Tho should be to use 2 provinances Tuyen Quang (TQ) and Binh Phuoc (BQ) with families TQ1, TQ3, TQ6, BP22 and 5 families of other provinances including VP1,VP2, QN24, QN29 and PY4. The research also shows the use Ailanthus triphysa wood as cover layer of wood product as well as furniture is a beauty and meeting techniques parameters.

Keywords: Plus trees, family, trial, provinance

KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM CÁC XUẤT XỨ VÀ GIA ĐÌNH LIM XANH (Erythrophloeum fordi OLIV) TRONG RỪNG BẢO TỒN NGUỒN GEN TẠI CẦU HAI, PHÚ THỌ

Nguyễn Văn Thọ1, Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Nguyễn Hoàng Nghĩa2

Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ
2 Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮTThí nghiệm khảo nghiệm 9 xuất xứ và 74 gia đình Lim xanh thuộc đề tài Bảo tồn nguồn gen cây rừng giai đoạn 1996 – 2000 được tiến hành trên diện tích 1,5 ha tại Cầu Hai, Phú Thọ. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Không có sai khác có ý nghĩa về sinh trưởng đường kính, chiều cao và năng suất giữa các xuất xứ Lim xanh (Sig. > 0,05) nhưng giữa các gia đình có sự sai khá rõ ràng về các chỉ tiêu này (Sig. < 0,05). Có 7 gia đình đạt năng suất trên 110 m3/ha, trong đó có 6 gia đình (BT5, BT6, QN5, HB3, QN3, TH2) có chiều cao dưới cành đạt 5 m trở lên. Về chất lượng có 11 gia đình đứng đầu về độ thẳng thân đạt trên 4 điểm, cây không bị sâu bệnh và không có cây có chất lượng xấu. Có 4 gia đình vừa có năng suất cao và chất lượng tốt, đó là BT5, BT6, QN3, TH2, tốt nhất là gia đình BT5.

Từ khóa: Lim xanh, sinh trưởng, bảo tồn gen cây rừng, Cầu Hai

Breeding trail result of Erythrophloeum fordi Oliv. Provenances and families in genetic gene conservation stand established in Cau Hai, Phu Tho

Breeding trail of 9 provenances and 74 families of Erythrophloeum fordi Oliv. belonging to national subject of forest genetic gene conservation from 1996 to 2000 was implemented on 1,5 hectares in Cau Hai, Phu Tho. The research result shows that: Difference in growth of diameter, height, and volume between provenances was not significant (Sig. > 0.05), but the difference in the growth between families was significant (Sig. < 0.05). Volume of seven families reached over 110 m3/ha, height of lowest branches of the six families, including BT5, BT6, QN5, HB3, QN3, TH2, were above 5 meters. In terms of quality, there are 11 families with 4 straight points, no pests and no bad trees. There are 4 families that have both high productivity and good quality, namely BT5, BT6, QN3, TH2, the best is BT5 family.

Keywords: Erythrophloeum fordi, growth, forest genetic gene conservation, Cau Hai

ĐÁNH GIÁ CÁC MÔ HÌNH VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG DẺ ĐỎ (Lithocarpus ducampii A. Camus) TẠI CÁC TỈNH PHÚ THỌ, HÒA BÌNH VÀ YÊN BÁI

Đào Hùng Mạnh1, Võ Đại Hải2, Nguyễn Anh Dũng1, Nguyễn Anh Duy1, Phùng Hà Anh1

Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ,
2Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮTNghiên cứu đánh giá các mô hình và biện pháp kỹ thuật trồng rừng Dẻ đỏ được thực hiện tại 3 tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình,Yên Bái. Kết quả đánh giá sinh trưởng Dẻ đỏ tại Phú Thọ là loài chiếm ưu thế với đường kính thân cây đạt từ 14,7 – 23,1 cm, chiều cao vút ngọn từ 5,6 – 19,2 m, chiều cao dưới cành từ 2,1 – 9 m, đường kính tán rộng từ 3,1 – 6,6 m. Chất lượng cây tốt chiếm tỷ lệ từ 57,7 – 84,0%. Nghiên cứu ở tỉnh Yên Bái, Dẻ đỏ sinh trưởng với đường kính thân cây đạt từ 12,4 – 14,9 cm, chiều cao vút ngọn từ 12,5 – 13,0 m, chiều cao dưới cành từ 5,3 – 6,7 m, đường kính tán rộng từ 3,2 – 3,6 m. Chất lượng cây tốt chiếm tỷ lệ từ 45,6 – 57,4%. Ở tỉnh Hòa Bình, Dẻ đỏ là loài chiếm ưu thế với đường kính thân cây đạt từ 16,4 – 17,4 cm, chiều cao vút ngọn từ 14,3 – 15,6 m, chiều cao dưới cành từ 6 – 7,5 m, đường kính tán rộng từ 5 – 5,5 m. Chất lượng cây tốt chiếm tỷ lệ trung bình từ 57,4 – 63,8%. Tăng trưởng bình quân năm của Dẻ đỏ ở 3 tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình, Yên Bái đều thuộc nhóm cây bản địa sinh trưởng nhanh, có tốc độ tăng trưởng đường kính trên 0,8 cm/năm, trong đó tăng trưởng bình quân Dẻ đỏ tại Hòa Bình lớn nhất đạt ∆D1.3 = 1,1 cm, nhỏ nhất tại Phú Thọ đạt ∆D1.3 = 0,95 cm/năm.

Từ khóa: Dẻ đỏ, sinh trưởng, Phú Thọ, Hòa Bình, Yên Bái, cây bản địa

Evaluating plantation models and planting techniques of Lithocarpus ducampii A. Camus at Phu Tho, Hoa Binh and Yen Bai provinces

Study on evaluating plantation models and planting techniques of Lithocarpus ducampii A. Camus was conducted at Phu Tho, Hoa Binh and Yen Bai provinces. The result of evaluating the growth of Lithocarpus ducampii in Phu Tho is the dominant species with 14.7 – 23.1 cm in diameter, 5.6 – 19.2 m in height, 2.1 – 9 m in under crown height, 3.1 – 6.6 m in crown diameter. The good quality trees have high percentage from 68.8% to 84%. Research result in Yen Bai province shows that Lithocarpus ducampii have grown with 12.4 – 14.9 cm in diameter, 12.5 – 13 m in height, 5.3 – 6.7 m in under crown height, 3.2 – 3.6 m in crown diameter. The good quality trees have high percentage from 45.6% to 54.7%. In Hoa Binh province, Lithocarpus ducampii is the dominant species with 16.4 – 17.4 cm in diameter, 14.3 – 15.6 m in height, 6 – 7.5 m in under crown height, 5 – 5.5 m in crown diameter. The good quality trees have high percentage from 54.7 to 63.8%. The annual average growths of Lithocarpus ducampii in 3 provinces of Phu Tho, Yen Bai, Hoa Binh are among the fast growing native species group with a diameter growth rate of over 0.8 cm/year of which the fasted average annual growth is in Hoa Binh is ∆D1.3 = 1.1 cm, the lowest is in Phu Tho is ∆D1.3 = 0.95 cm/year.

Keywords: Lithrocarpus ducampii, growth, Phu Tho, Hoa Binh, Yen Bai, native species

ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG MÔ HÌNH RỪNG TRỒNG HỖN GIAO CÂY LÁ RỘNG BẢN ĐỊA CUNG CẤP GỖ LỚN TẠI YÊN BÁI VÀ PHÚ THỌ

Nguyễn Anh Duy, Nguyễn Văn Thọ,
Nguyễn Thị Nhung, Phạm Quang Thuỳ, Trần Quang Tuấn

Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ

TÓM TẮTKết quả đánh giá mô hình rừng trồng hỗn giao cây lá rộng bản địa cung cấp gỗ lớn 13 tuổi tại vùng Trung tâm Bắc Bộ cho thấy, tỷ lệ sống của các mô hình hỗn giao cây lá rộng khá thấp, đạt từ 48,1 – 66,4%, trữ lượng từ 58,95 – 108,70 m3/ha (tăng trưởng 4,53 – 8,36 m3/ha/năm) ở Yên Bái và từ 95,22 – 139,43 m3/ha (tăng trưởng 7,32 – 10,42 m3/ha/năm) ở Phú Thọ. Các mô hình hỗn giao ở Phú Thọ đồng đều và tốt hơn ở Yên Bái, mô hình hỗn giao 5 loài (Dẻ đỏ, Sồi phảng, Re gừng, Xoan đào, Kháo vàng) theo hàng (MH3) có trữ lượng cao nhất (108,70 m3/ha) ở Yên Bái và mô hình hỗn giao 4 loài (Dẻ đỏ, Sồi phảng, Re gừng, Xoan đào) theo dải (MH5) đạt trữ lượng cao nhất ở Phú Thọ (trữ lượng 139,43 m3/ha, tăng trưởng 10,72 m3/ha/năm). Loài Sồi phảng và Dẻ đỏ sinh trưởng tốt nhất ở mô hình hỗn giao 5 loài theo hàng và các loài Xoan đào, Re gừng và Kháo vàng sinh trưởng tốt nhất ở mô hình hỗn giao 3 loài theo hàng. Trong mô hình 3 loài và 5 loài theo hàng, Re gừng là loài có chất lượng thân cây kém nhất (tổng điểm < 10 điểm). Có 5 mô hình có chất lượng cây trồng tốt với tổng điểm trên 10 điểm (MH1, MH2, MH4, MH5 ở Yên Bái và MH5 ở Phú Thọ). Bốn loài Xoan đào, Kháo vàng, Dẻ đỏ và Sồi phảng có chất lượng cây trồng tốt (tổng điểm > 10,5 điểm ở hầu hết các mô hình) và kém nhất loài Re gừng. Các công thức hỗn giao cây lá rộng bản địa hiện chưa phát hiện bệnh, có tỷ lệ cây trồng bị sâu ăn lá gây hại từ 1,6 – 11,3%.

Từ khóa: Cây lá rộng bản địa, gỗ lớn, Phú Thọ, rừng trồng hỗn giao, Yên Bái

Growth of mixed plantation models of native broad-leaved tree species for large size timber in Yen Bai and Phu Tho province

The results of evaluating of mixed plantation models of native broad-leaved tree species for timber at 13 year in Central Northern region of Vietnam show that, survival rate of the plantation forests is fairly low from 48,1 to 66.4%. Volume of the forest is from 58.95 to 108.70 m3/ha (increment of the forest from 4.53 – 8.36 m3/ha/year) in Yen Bai and from 95.22 to 139.43 m3/ha (increment of the forest from 7.32 to 10.42 m3/ha/year) in Phu Tho. Models of planting mixed species in Phu Tho province are equaller and better than the experiments in Yen Bai province. Model of mixed five species (Lithocarpus ducampii, Cinamomum burmanica, Castanopis cerebrina, Prunus arboreaMachilus bonii) by rows (Model MH3) has highest volume of the forest in the Models (108.70 m3/ha) in Yen Bai, and experiment of mixed four species (Lithocarpus ducampii, Cinamomum burmanica, Castanopis cerebrina, Prunus arborea) by bands (Model MH5) reaches largest the volume (139.43 m3/ha, increment of the forest is 10.72 m3/ha/year) in Phu Tho. Growth of Lithocarpus ducampii and Castanopis cerebrina are best in model of mixed five species by rows, and growth of Cinamomum burmanica, Prunus arborea and Machilus bonii are fastest in model of mixed three species by rows. Five models, including MH1, MH2, MH4, MH5 models in Yen Bai province, and MH5 model in Phu Tho province, had good quality of stem with above 10 total scores. Stem qualify of Lithocarpus ducampii, Prunus arborea and Machilus bonii are good because their total scores of the qualify are greater than 10.5 points. Stem qualify of Cinamomum burmanica is worst because its total scores in the models are lower than 10 points. The models do not show disease, but the species of the models were eaten by leafworms from 1.6 to 11.3 percents.

Keywords: Large size timber, mixed plantation, native broad-leaved tree species, Phu Tho, Yen Bai province

ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG CÁC MÔ HÌNH RỪNG TRỒNG RE GỪNG (Cinnamomum burmannii (Nees & T. Nees) Blume)
TẠI CẦU HAI, PHÚ THỌ

Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Thị Ánh Nguyệt

Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ

TÓM TẮTRe gừng là cây gỗ lớn lá rộng thường xanh có biên độ sinh thái rộng, gỗ màu trắng xám, thớ mịn được sử dụng để trong xây dựng và đóng đồ. Loài cây này đã được gây trồng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc bước đầu có triển vọng. Kết quả đánh giá 12 mô hình trồng Re gừng từ 12 đến 25 tuổi ở Cầu Hai cho thấy, Re gừng là loài cây sinh trưởng khá chậm, đạt tăng trưởng đường kính từ 0,55 – 1,18 cm/năm. Sinh trưởng chiều cao của Re gừng của các mô hình không có sự khác nhau lớn, tăng trưởng chiều cao vút ngọn dao động từ 0,62 – 0,89 m/năm. Tán lá Re gừng của các mô hình dao động từ 1,92 – 7,69 m; sinh trưởng đường kính tán có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng đường kính. Trữ lượng các mô hình rừng trồng Re gừng khá thấp, trữ lượng dao động từ 45,28 – 172,51 m3/ha và tăng trưởng trữ lượng từ 2,38 – 7,19 m3/ha/năm đối với rừng từ 17 – 25 tuổi. Chất lượng cây Re gừng ở các mô hình khá tốt với độ thẳng thân từ 3,6 điểm trở lên, ít khi bị sâu bệnh. Cây có chất lượng tốt và trung bình chiếm đa số, cây chất lượng xấu chiếm dưới 27%.

Từ khóa: Cầu Hai, Re gừng, rừng trồng hỗn giao, sinh trưởng

Evaluating growth of plantation models of Cinnamomum burmannii (Nees & t. Nees) Blume in Cau Hai, Phu Tho province

Cinnamomum burmannii is a big size evergreen broad-leaved tree with wide ecological amplitude. There are gray white wood and fine wood grain, and its wood is used for construction and furniture. The species have been widely planted in several provinces from Northern Vietnam, and is a promising tree. Assessment results of 12 planting models of Cinnamomum burmannii from 12 to 25 years showed that the species is slow growing, and increment of diameter is from 0.55 to 1.18 cm/year. Height growth is not much different between the models, and increment of height is from 0.62 to 0.89 m/year. Canopy of C.burmannii is quite wide, and is from 1.92 to 7.69 m, and canopy growth significantly affects diameter growth. Volume of the models are quite low, and volume increment of the models from 17 to 25 years is from 2.38 to 7.19 m3/ha/year. Quality of the species in the models is quite good, stem straight is 3.6 points or more, and the trees are less affected by pests and diseases. Good and medium trees for quality are mostly, and the bad trees occupy less than 27%.

Keywords: Cau Hai, Cinnamomum burmannii, mixed plantation, growth

ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG 25 LOÀI CÂY LÁ RỘNG BẢN ĐỊA CỦA MÔ HÌNH TRỒNG HỖN GIAO TẠI TRẠM THỰC NGHIỆM LÂM SINH LƯƠNG THỊNH, TỈNH YÊN BÁI

Nguyễn Văn Thọ1, Nguyễn Anh Duy1, Nguyễn Hoàng Nghĩa2

Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ;
2Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮTKết quả đánh giá sinh trưởng các loài cây lá rộng bản địa 14 tuổi trong mô hình trồng hỗn giao tại Trạm Thực nghiệm Lâm sinh Lương Thịnh, Yên Bái cho thấy: Đa số các loài sinh trưởng nhanh (17/25 loài), tỷ lệ sống có sự biến động rất lớn và 3 loài (Bách xanh, Lát hoa, Nghiến) chết toàn bộ; trong các loài sinh trưởng nhanh gồm cả các loài cho gỗ tốt, giá trị kinh tế cao như Vù hương, Xoan đào, Dẻ đỏ, Lim xanh. Về chất lượng cây trồng thì có 18 loài có hình thân thẳng, trong đó: 4 loài có cả thân thẳng, độ nhỏ cành và phát triển ngọn tốt và 11 loài có cả 3 chỉ tiêu chất lượng ở mức khá. Hầu hết các loài không bị sâu bệnh đến thời điểm hiện tại, trừ Sồi phảng, Xoan đào, Vạng trứng bị sâu ăn lá và Re gừng bị sâu đục thân. Trên cơ sở đánh giá sinh trưởng và chất lượng cây trồng đề xuất 5 loài cây lá rộng bản địa mọc nhanh thích hợp để trồng hỗn loài tại Yên Bái và những nơi có điều kiện sinh thái tương tự, đó là Sồi phảng, Dẻ cau, Dẻ đỏ, Xoan đào và Lim xanh và 4 loài cây có triển vọng là Vù hương, Chò nâu, Chò chỉ và Re gừng cho vùng này.

Từ khóa: Đánh giá, sinh trưởng, Lương Thịnh, hỗn giao, cây bản địa

Growth of 25 native broad-leaved tree species in mixed plantation in Luong Thinh silviculture experimental station, Yen Bai province

Growth of 14 year-old native broad-leaved tree species of mixed plantation in Luong Thinh Silvicultrue Experimetal Station shows that the most species (17 of 25 species) grow fast, servival rate of them differs clearly, three of which are entirely dead. There are four species, including Cinamomum banlansae, Prunus arborea, Lithocarpus ducampii and Erythrophleum fordii, which both grow fast and have good wood and high economic value. For quality of plants, 18 the specieces have straight stems, 4 species of which both have straight stems, small branches, and grow tops well, and 11 the species have three criteria of the quality rather good. Currently most species do not suffer from pests and diseases except Castanopsis cerebrina, Prunus arborea, and Endospermum chinense are damaged by leaf insect and Cinnamomum burmanni is harmed by stem borer. Based on growing and quality of plants of the species, we suggest that 5 native broad-leaved tree species, including Castanopsis cerebrina, Quercus platycalyx, Lithocarpus ducampii, Prunus arborea, and Erythrophleum fordii, are suitable to plant mixed plantation in Yen Bai province and similar ecological area. There are 4 prospective species of planting mixed afforestation for this area such as Cinnamomum balansae Dipterocarpus retusus, Parashorea chinensis, and Cinnamomum burmanni.

Keywords: Mixed plantation, Yen Bai, native broad-leaved tree species

ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG CÁC MÔ HÌNH RỪNG TRỒNG CHÒ NÂU (Dipterocarpus retusus Blume) TẠI CẦU HAI, TỈNH PHÚ THỌ

Nguyễn Văn Thọ1, Đào Hùng Mạnh1, Phạm Quang Tiến1
Dương Thị Minh Huế1, Nguyễn Hoàng Nghĩa2

Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ
2Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮTViệc sử dụng cây lá rộng bản địa để trồng rừng trồng gỗ lớn sẽ làm đa dạng cơ cấu cây trồng, tăng tính ổn định của hệ sinh thái rừng quốc gia và làm tăng giá trị rừng trồng. Chò nâu là loài cây gỗ lớn bản địa đã được trồng bằng gieo hạt thẳng năm 1971 và trồng bảo tồn nguồn gen cây rừng năm 2000, những mô hình có thời gian đủ dài để đánh giá khả năng cung cấp gỗ lớn. Kết quả đánh giá các mô hình trồng Chò nâu ở Cầu Hai cho thấy: Mô hình bảo tồn nguồn gen Chò nâu có tỷ lệ sống cao đạt 75,9%, sinh trưởng nhanh cả đường kính và chiều cao (D1.3 = 19,3 cm, Hvn = 19 m, Hdc = 11,5 ở rừng 19 tuổi, D1.3 = 43,2 cm, Hvn = 25,2 m, Hdc = 16,7 ở rừng 48 tuổi). Tăng trưởng đường kính và chiều cao của Chò nâu là 1,01 cm/năm đường kính và 1,0 m/năm về chiều cao ở tuổi 19 và 0,88 cm/năm đường kính và 0,53 m/năm về chiều cao ở tuổi 48. Trữ lượng rừng Chò nâu 19 tuổi đạt 269,36 m3/ha, tăng trưởng trữ lượng đạt 14,2 m3/năm. Xuất xứ Xuân Sơn sinh trưởng nhanh nhất cả về đường kính và chiều cao, sinh trưởng kém nhất là xuất xứ Tuyên Quang. Nếu được chọn giống, tỉa thưa nuôi dưỡng rừng trồng Chò nâu có thể đạt năng suất rất cao từ 426,2 – 567 m3/ha. Chất lượng thân cây Chò nâu rất tốt để trồng rừng cung cấp gỗ lớn với thân cây thẳng, phân cành cao, cành nhỏ và phát triển ngọn rất tốt, chưa bị sâu bệnh gây hại. Vì vậy, Chò nâu là loài cây lá rộng bản địa có tiềm năng trồng rừng gỗ lớn ở vùng Trung tâm Bắc Bộ.

Từ khóa: Cầu Hai, Chò nâu, Phú Thọ, rừng trồng, sinh trưởng

Evaluating growth of plantation models of Dipterocarpus retusus Blume in Cau Hai, Phu Tho province

Native broad-leaved tree species using for afforestation of big size timber will diversify crop stucture of forest trees, increases stability of national forest ecology and enhances the value of planted forests. Dipterocarpus retusus Blume, a native big tree, was planted with seeds in 1971 and planted with seedlings for its genetic gene conservation of genetic resources in 2000. These afforestation models are enough time to evaluate their potentiality for supporting large size timber. Result of assessing models of D. retusus in Cau Hai showed that the overall survival rate in the model of conservation of genetic resources is high and reaches 75.9 %. Growth of the species is fast both diameter and high, such as 19.3 cm in diameter at breast height (DBH), 19 m in high, and 11.5 m in height of lowest branches for the 19 year-old forest, and the 43.2 cm in diameter at breast height, 25.2 m in high, and 16.7 m in height of lowest branches for the 48 year-old forest. At 19 year-old, DBH and height increment of D.retusus were 1.01 cm/year and 1.0 m/year, respectively. At 48 year-old, the DBH and height increment were 0.88 cm/year and 0.53 m/year, respectively. Stand volume at 19 year-old was 269.36 m3/ha, and the volume increment was 14.2 m3/ha/year. The tree growth of Xuan Son provinance was fastest, and the tree growth of Tuyen Quang provinance was lowest. If the breeding selection and thinning the plantation forest were carried out, productivity of afforestation of D.retusus could reach very high from 426.2 to 567.0 m3/ha. Quantify of stem of the species is very good to plant afforestation for large size timber, such as straight stem, height of lowest branch is high, branhes are small, growing tops are good, the trees are not harmed by pests and diseases. Therefore, D.retusus is a potential native broad-leaved species to plant afforestation for supporting large size timber in central northern region of Vietnam.

Keywords: Cau Hai, Dipterocarpus retusus BlumePhu Tho province, afforestation, growth

BƯỚC ĐẦU GHI NHẬN SÂU ĂN LÁ VÀ NGỌN NON GÂY HẠI RỪNG TRỒNG THANH THẤT (Ailanthus triphysa) TẠI TỈNH PHÚ THỌ

Đào Ngọc Quang1, Phạm Quang Thu1, Nguyễn Thị Ánh Nguyệt2, Nguyễn Minh Chí1

1 Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng
2 Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ

TÓM TẮTThanh thất (Ailanthus triphysa) phân bố rộng khắp ở Việt Nam, là loài cây gỗ lớn, mọc nhanh, gỗ mềm, thớ thẳng, mịn, dễ bóc, rất được ưa chuộng làm gỗ dán, bao bì, sản xuất diêm… Thanh thất đã được gây trồng tại một số địa phương như ở Bình Phước, Khánh Hòa, Phú Yên với kết quả ban đầu có triển vọng. Tuy nhiên mô hình rừng trồng khảo nghiệm Thanh thất tại Đoan Hùng, Phú Thọ đã ghi nhận xuất hiện loài Sâu ăn ngọn non (Atteva fabriciella) và Sâu ăn lá (Eligma narcissus) gây hại mạnh. Sâu ăn ngọn non gây hại nặng rừng trồng Thanh thất ở giai đoạn tuổi 2 và tuổi 3 với 100% số cây bị hại, mức độ gây hại nặng với cấp hại trung bình (R) tương ứng là 2,82 và 2,65. Chúng ăn trụi vỏ của các đỉnh sinh trưởng, gây hiện tượng chết ngọn, sau đó cây phục hồi nhưng sẽ hình thành nhiều chồi gây ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và chất lượng cây. Sâu ăn lá gây hại nặng đối với rừng trồng ở giai đoạn 1 năm tuổi với 100% số cây bị hại, mức độ bị hại nặng (R = 2,57). Hai loài sâu này là sinh vật gây hại nguy hiểm đối với rừng trồng Thanh thất. Do đó, cần tiếp tục nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và các biện pháp phòng trừ để có giải pháp quản lý hiệu quả.

Từ khóa: Sâu ăn lá, sâu ăn ngọn non, sâu hại, Thanh thất

First report on two catepillars damaging Ailanthus triphysa plantation in Phu Tho province

Ailanthus triphysa is a large and fast-growing native tree and widely distributed in Vietnam. The wood is soft, straight, smooth, easy-to-peel, favored as plywood, packaging, and matches. A. triphysa has been cultivated in some provinces such as Binh Phuoc, Khanh Hoa and Phu Yen with initial promising results. However, according to the surveys of the Forest Protection Research Centre undertaken in 2016, 2017 and 2018 on the A. triphysa plantation in Doan Hung district, Phu Tho province, all trees (100%) in the trial were heavily impacted by two insect pest species, Atteva fabriciella and Eligma narcissus. A. fabriciella severely damaging A. triphysa plantation in the age of 2 and 3 years with average damage index (R) is 2.82 and 2.65 respectively. They eat all bark of the young shoot, causing shoot death, after that the plants recover but will form many shoots that greatly affect the growth and quality of the tree. Average damage index (R) of E. narcissus in A. triphysa plantation at 1 year of age is 2.57. These two species are dangerous insects harmful to A. triphysa plantation, so further research is needed to determine their biology, ecology for efective management.

Keywords: Ailanthus triphysa, Atteva fabriciella, Eligma narcissus, insect

 

CÔNG NGHỆ ÉP NHIỆT TẠO VÁN GHÉP THANH TỪ BƯƠNG LÔNG ĐIỆN BIÊN (Dendrocalamus dienbienensis H.N Nguyen & V.T. Nguyen)

Lê Thị Hưng1, Bùi Duy Ngọc1, Nguyễn Anh Dũng2

Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
2Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ

TÓM TẮTBương lông điện biên (Dendrocalamus dienbienensis H.N Nguyen & V.T. Nguyen) ở cấp độ 3 – 4 tuổi đã được nghiên cứu xác định thông số công nghệ ép nhiệt để tạo ván ghép thanh. Các thanh tre được gia công có kích thước 400 ´ 20 ´ 4 (mm) và sấy đạt độ ẩm 10 – 12%, sau đó được ghép tạo ván ghép thanh tre 3 lớp bằng chất kết dính Melamine Urea Formaldehyde (MUF). Thông số chế độ ép: nhiệt độ (T0), áp suất (P), thay đổi như sau: (T0 = 110, 115, 120oC; P = 1,0; 1,2; 1,4 MPa và t = 1,5 phút/mm chiều dày). Kết quả cho thấy thông số công nghệ ép đã ảnh hưởng đến chất lượng ván ghép tre thể hiện ở các tính chất cơ, vật lý chủ yếu. Khối lượng thể tích (g) đạt 0,8 – 0,92 g/cm3; WA đạt 18,7 – 23,1%; TS đạt 6,0 – 7,6%; MOR đạt 110,13 – 156,74 MPa; MOE đạt 10106,80 – 16731,00 MPa; cường độ dán dính đạt 0,65 – 1,25 MPa. Trong khoảng biến thiên của nhiệt độ, áp lực ép với 9 chế độ ép nhiệt (CĐ) thì chế độ CĐ 5
(T0 = 115oC, P = 1.2 MPa, t = 20 phút) có kết quả xác định các chỉ tiêu chất lượng là tốt nhất (g = 0,87 g/cm3, WA = 18,5%, TS = 6,0%, MOR = 156,74 MPa,
MOE = 16731 MPa, cường độ dán dính = 1,25 MPa, sản phẩm đạt Class 1: sử dụng cho sản phẩm ở điều kiện trong nhà). Ván ghép thanh tre tạo ra với thông số chế độ ép lựa chọn đáp ứng tốt yêu cầu làm vật liệu xây dựng và sản xuất đồ nội thất.

Từ khóa: Công nghệ ép nhiệt, bương lông điện biên , ván ghép, ván sàn

Technology heat pressing plybamboo made from (Dendrocalamus dienbienensis H.N Nguyen & V.T. Nguyen)

This study has determined the heat pressing technology for plybamboo from Dendrocalamus dienbienensis H.N Nguyen & V.T. Nguyen at 3 – 4 years old. Bamboo were cut into strips of 400 ´ 20 ´ 4 mm and they were dried to 10 – 12% moisture content, then Bamboo strips were heat-pressed to make plybamboo 3 – layers with Melamine Urea Formaldehyde (MUF) with variable heat modification parameters (T0 = 110oC, 115oC, 120oC; P = 1.0 MPa, 1.2 MPa, 1.4 MPa; t = 1.5s/mm). The results showed that heat pressing technology effects the quality of bamboo board through identification and evaluation of physical and mechanical properties such as: density, water absorption (WA), Thickness swelling (TS), Modulus of rupture (MOR), Modulus of elasticity (MOE). The results determination of the quality parameters of bamboo boards using MUF glue were as follows: density ranged from 0.8 g/cm3 to 0.92 g/cm3; Water Absorption (WA) ranged from 18.7% to 23.1%; Thickness Swelling (TS) ranged from 6.0% to 7.6%; Modulus of Rupture (MOR) ranged from 110.13 MPa to 156.74 MPa; Modunlus of Elasticity (MOE) ranged from 10106.80 MPa to 16731.00 MPa; Adhesive strength ranged from 0,65 MPa to 1.25 MPa. In the range of temperature, press pressure with 9 modes of heat press, the 5th mode (T0 = 115oC, P = 1.2 MPa, t = 20’) results in determining the best quality criteria. WA = 18.5%, TS = 6.0%, MOR = 156.74 MPa, MOE = 16731 MPa, shear strength = 1.25 MPa, Class 1: used in indoor conditions).

Keywords: Heat pressing technology, Dendrocalamus dienbienensis H.N Nguyen & V.T.Nguyen, modification plybamboo, flooing bamboo