Home / Các số đã xuất bản / Năm 2020 / Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp số 4- 2020

Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp số 4- 2020

 

1. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Ba kích
(Morinda officinalis How)
tại Bắc Giang
Study on propagation techniques of Morinda officinalis How in Bac Giang Kim Ngọc Quang
Nguyễn Mai Thơm
Võ Đại Hải
3
2. Kết quả chọn cây trội quế
tại Yên Bái và Lào Cai
Results of selecting plus tree Cinnamomum cassia in Yen Bai and Lao Cai provinces Phan Văn Thắng
Tạ Minh Quang
Nguyễn Huy Sơn
Hà Văn Năm
Trịnh Bích Hảo
14
3. Nghiên cứu tái sinh cây keo lai (Acacia hybrid) thông qua mô sẹo và phát sinh phôi soma phục vụ chuyển gen Regeneration of acacia hybrid through callus and somatic embryogenesis for gene transfer Nguyễn Thị Huyền
Trần Thị Thu Hà
Hà Thị Huyền Ngọc
Nguyễn Thị Việt Hà
Lê Thị Thuỷ
Lê Sơn
30
4. Ảnh hưởng của phương pháp lấy mẫu và tách chiết đến chất lượng ADN tổng số của loài Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Farjon & N.T.Hiep) phục vụ công tác nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen The effects of sampling method and extraction method on DNA quality of Xanthocyparis vietnamensis for genetic source conservation of precious and rare forest vegetation Hà Thị Huyền Ngọc
Nguyễn Thị Huyền
Trần Thị Thu Hà
Nguyễn Thị Việt Hà
Lê Thị Thủy
Bùi Trọng Thủy
Nguyễn Công Phương
Lê Sơn
41
5. Đa dạng di truyền quần thể cây trội Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis A.Chev.) ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam dựa trên chỉ thị SSR Genetic diversity of the populations of Michelia tonkinensis A. Chev. in some North provinces, Vietnam using SSR marker Trần Thị Liễu
Đinh Thị Phòng
Nguyễn Văn Hùng
50
6. Đặc điểm hình thái và đa dạng di truyền của các giống cây Ba kích (Morinda officinalis How) Morphological characteristics and genetic diversity of some varieties of Morinda officinalis How Ngô Thị Thu Hiền
Kim Ngọc Quang
Nguyễn Mai Thơm
62
7. Ảnh hưởng của tỷ lệ che sáng, phân NPK và kích thước túi bầu tới sinh trưởng của Trôm
(Sterculia foetida L.)
4 tháng tuổi trong giai đoạn vườn ươm
Effect of shading level, NPK fertilizer and pocket size on growth of Sterculia foetida L. at 4 month of age in nursery Phùng Văn Khang
Phùng Văn Khen
Ninh Văn Tuấn
Trần Đức Thành
73
8. Mô hình ước tính sinh khối trên mặt đất cây rừng khộp được điều chỉnh theo các nhân tố sinh thái và môi trường rừng Allometric equation for estimating tree above ground biomass modified by ecological and forest environmetal factors in dipterocarp forests Nguyễn Thị Tình
Bảo Huy
79
9. Thực trạng gây trồng và đặc điểm sinh trưởng, tái sinh của cây Bần không cánh (Sonneratia apetala Buch.Ham) tại khu vực cửa sông Hồng Natural regeneration, growth characteristic and planting of Sonneratia apetala Buch.Ham, the case study at Red river estuary Trần Văn Sáng
Ngô Văn Chiều
Trần Thị Hồng Hạnh
Trần Thị Thu Hiền
Vũ Quốc Đạt
Phan Văn Trường
90
10. Nghiên cứu khả năng phòng chống nấm mốc, nấm mục của ván lạng gỗ Dẻ đỏ và ván bóc gỗ Bời lời vàng được xử lý chế phẩm bảo quản Studying on the protective effectiveness of slice veneers from Lithocarpus ducampii A. Camus and peeled veneers from Litsea pierrei Lecomte treated with preservations against mold and basydiomycetes fungi Võ Đại Hải
Bùi Thị Thủy
Đoàn Thị Bích Ngọc
Hoàng Thị Tám
Nguyễn Thị Hằng
Bùi Văn Ái
Nguyễn Văn Đức
101
11. Đánh giá khả năng sử dụng gỗ cây Chiêu liêu nước (Terminalia calamansanai Rolfe) Assessment of the possibility in wood utilization of Terminalia calamansanai Rolfe Nguyễn Tử Kim
Phạm Thế Dũng
Nguyễn Thanh Minh
Nguyễn Thị Trịnh
Nguyễn Trọng Nghĩa
111

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY BA KÍCH (Morinda officinalis How) TẠI BẮC GIANG
Kim Ngọc Quang1, Nguyễn Mai Thơm2, Võ Đại Hải3
1NCS Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2Học viện Nông nghiệp Việt Nam
3Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Bắc Giang nhằm xác định các biện pháp kỹ thuật nhân giống Ba kích từ hạt và hom. Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp bảo quản hạt trong ngăn mát tủ lạnh nhiệt độ 3 – 5oC cho kết quả tốt nhất, sau 150 ngày bảo quản tỷ lệ nảy mầm của hạt đạt 55,7%. Hạt Ba kích thu hái về đem gieo ngay cho tỷ lệ nảy mầm 88,7%, thời gian bảo quản hạt càng dài thì tỷ lệ nảy mầm của hạt cũng giảm đi. Hạt bảo quản 90 ngày tỷ lệ nảy mầm còn 70,3%, bảo quản 360 ngày tỷ lệ nảy mầm của hạt chỉ còn 17,3%. Phương pháp xử lý hạt bằng Gyberellin (GA3) 100ppm trong 8 giờ là tốt nhất cho tỷ lệ nảy mầm đạt 95,3%. Sử dụng chất kích thích sinh trưởng IBA nồng độ 1.000ppm và 1.500ppm trong giâm hom Ba kích cho tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn cao nhất 93,5 – 94,1%. Thời vụ giâm hom Ba kích tốt nhất ở Bắc Giang là vụ Đông. Sử dụng hom giữa trong nhân giống cho kết quả tốt nhất. Giống Ba kích BK11 và BK9 cho tỷ lệ cây hom đạt tiêu chuẩn xuất vườn cao nhất 86,6 – 87,6%.

KẾT QUẢ CHỌN CÂY TRỘI QUẾ TẠI YÊN BÁI VÀ LÀO CAI
Phan Văn Thắng, Tạ Minh Quang, Nguyễn Huy Sơn, Hà Văn Năm, Trịnh Bích Hảo
Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ

Quế (Cinnamomum cassia Presl.) là cây dược liệu quan trọng trong y học cổ truyền cũng như y học hiện đại, do đó đây là loài cây trồng rừng chủ lực ở một số tỉnh miền núi của Việt Nam. Sản phẩm chính của cây quế là vỏ và tinh dầu. Tuy nhiên, năng suất và chất lượng vỏ và tinh dầu quế của các rừng trồng là chưa cao, nguyên nhân cơ bản là giống được sử dụng trong trong trồng rừng chưa được cải thiện về chất lượng di truyền. Do đó, nghiên cứu chọn giống cây trội có năng suất vỏ và hàm lượng tinh dầu cao là rất cần thiết. Từ các lô rừng trồng quế thuần loài đều tuổi ở các huyện Trấn Yên (Yên Bái), Bắc Hà và Bảo Yên (Lào Cai) đã chọn được 50 cây trội có khả năng sinh trưởng nhanh với khối lượng vỏ, hàm lượng tinh dầu cao, tỷ lệ thành phần chính trans-aldehyt cinamic trong tinh dầu trên 80% và tỷ lệ thành phần couramin dưới 4‰. Trong đó, tại huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã chọn được 15 cây trội 30 năm tuổi có khối lượng vỏ khô đạt từ 24,7 – 42,0 kg/cây, vượt trội so với quần thể từ 57,1 – 157,4%; hàm lượng tinh dầu đạt từ 6,7 – 8,3%, vượt trội so với quần thể từ 10,3 – 38,8%. Tại Bắc Hà (Lào Cai) đã chọn được 17 cây trội 34 năm tuổi có khối lượng vỏ khô đạt từ 40,0 – 68,0 kg/cây, vượt trội so với quần thể từ 55,8 – 125,3%; hàm lượng tinh dầu trong vỏ đạt từ 7,0 – 8,1%, vượt trội so với trung bình quần thể từ 10,1 – 24,7%. Tại Bảo Yên (Lào Cai) đã chọn được 18 cây trội 18 năm tuổi có khối lượng vỏ khô đạt từ 10,3 – 13,6 kg/cây, vượt trội so với quần thể từ 28,4 – 79,8%; hàm lượng tinh dầu đạt từ 6,4 – 7,6%, vượt trội so với quần thể từ 13,4 – 24,4%. Các cây trội này đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh Yên Bái và Lào Cai công nhận, đề nghị các cơ quan chức năng địa phương có phương án quản lý các cây trội này để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học cũng như phục vụ sản xuất trong giai đoạn trước mắt và tương lai.

NGHIÊN CỨU TÁI SINH CÂY KEO LAI (Acacia hybrid) THÔNG QUA MÔ SẸO VÀ PHÁT SINH PHÔI SOMA PHỤC VỤ CHUYỂN GEN
Nguyễn Thị Huyền*, Trần Thị Thu Hà, Hà Thị Huyền Ngọc,
Nguyễn Thị Việt Hà, Lê Thị Thuỷ, Lê Sơn
Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp –
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Nghiên cứu tái sinh cây keo lai (Acacia hybrid) thông qua sự hình thành mô sẹo và phát sinh phôi soma có ý nghĩa quan trọng, phục vụ cho công tác chuyển gen vào giống cây này. Kết quả nghiên cứu tạo mô sẹo từ đoạn thân và mảnh lá của 3 dòng keo lai BV10, BV16, BV33 có tỷ lệ đạt từ 88,3% đến 93,6% trong môi trường MS bổ sung 1 mg/l 2,4-D và 0,5 mg/l BAP. Với môi trường MS bổ sung 1 mg/l TDZ và 0,25 mg/l IAA, tỷ lệ mô sẹo phát triển tạo phôi soma đạt từ 52,6% đến 59,3%; tỷ lệ phát sinh chồi từ phôi soma đạt từ 56,7% đến 58,4% sau 9 tuần nuôi cấy. Môi trường MS bổ sung 1,5 mg/l BAP và 0,5 mg/l NAA thích hợp cho quá trình nhân nhanh với số chồi trung bình đạt 6,5 đến 7,2 chồi/cụm. Môi trường ra rễ thích hợp là 1/2MS bổ sung 1,5 mg/l IBA có tỷ lệ ra rễ đạt từ 88,33% đến 90,83%. Hệ thống tái sinh keo lai thông qua mô sẹo và phát sinh phôi soma có thể áp dụng để chuyển gen nhằm tạo được một số giống keo lai mới mang tính trạng mong muốn.

ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU VÀ TÁCH CHIẾT ĐẾN CHẤT LƯỢNG ADN TỔNG SỐ CỦA LOÀI BÁCH VÀNG (Xanthocyparis vietnamensis Farjon & N.T.Hiep) PHỤC VỤ CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN GEN
Hà Thị Huyền Ngọc1, Nguyễn Thị Huyền1, Trần Thị Thu Hà1, Nguyễn Thị Việt Hà1,
Lê Thị Thủy1, Bùi Trọng Thủy2, Nguyễn Công Phương2, Lê Sơn1
1 Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp
2 Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ

Loài Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Farjon & N.T.Hiep) thuộc chi Bách vàng (Xanthocyparis), họ Hoàng đàn (Cupressaceae). Đây là loài cây gỗ quý, có giá trị kinh tế cao nhưng khả năng tái sinh kém với mật độ tái sinh chỉ khoảng 0,65 cây tái sinh/gốc cây mẹ nên chúng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do tình trạng khai thác quá mức. Với mục tiêu xác định được phương pháp tối ưu cho quá trình tách chiết ADN của Bách vàng để hạn chế lượng mẫu và giảm tác động đến quần thể loài trước khi tiến hành nghiên cứu di truyền, chúng tôi đã xây dựng được phương pháp phù hợp nhất để tách chiết ADN cho loài này. Trong nghiên cứu này, sử dụng 6 mẫu Bách vàng bao gồm cành và lá thu được tại 3 quần thể khác nhau của ba tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và Cao Bằng (2 mẫu/quần thể) để tiến hành 2 quy trình tách chiết ADN với 4 công thức thí nghiệm khác nhau nhằm tìm ra phương pháp tối ưu nhất. Kết quả cho thấy sử dụng quy trình tách chiết ADN bằng CTAB 4% (20mM EDTA pH8, 1,5M NaCl, 100mM Tris HCl pH8, 4% CTAB, 2% PVP và 0,2% β-mercaptoethanol) để tách ADN tổng số từ mẫu cành (cả tươi và khô) của cây Bách vàng là hiệu quả nhất. Trong đó, nồng độ và chất lượng của ADN thu được từ mẫu cành khô tốt hơn hẳn so với các vật liệu còn lại.

ĐA DẠNG DI TRUYỀN QUẦN THỂ CÂY TRỘI GIỔI ĂN HẠT (Michelia tonkinensis A.Chev.) Ở MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC VIỆT NAM DỰA TRÊN CHỈ THỊ SSR
Trần Thị Liễu1*, Đinh Thị Phòng1, 2, Nguyễn Văn Hùng3
1Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
3Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản tỉnh Hòa Bình

Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis A.Chev.) là loài cây gỗ đa tác dụng, có giá trị kinh tế và bảo tồn cao. Tuy nhiên, các quần thể Giổi ăn hạt trong rừng tự nhiên đang bị suy giảm nghiêm trọng do bị khai thác quá mức. Trong nghiên cứu này, 25 chỉ thị SSR đã được sử dụng để phân tích đa dạng di truyền của 50 cá thể cây trội Giổi ăn hạt thu tại 5 tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, Phú Thọ, Lào Cai và Lai Châu. Trong đó quần thể cây trội Giổi ăn hạt ở Hòa Bình thể hiện tính đa dạng di truyền cao nhất (Na = 3,920; Ne = 2,588; I = 0,966; Ho = 0,561; He = 0,515 và PPB = 96%) và thấp nhất là quần thể Thanh Hóa (Na = 2,200; Ne = 1,984; I = 0,600; Ho = 0,560; He = 0,372; và PPB = 72%). Cả 5 quần thể đều xuất hiện alen hiếm (Ap trung bình = 0,360) và xảy ra hiện tượng giao phấn chéo. Hiện tượng di nhập gen (Nm) cũng đã xảy ra trong quần thể Giổi ăn hạt với giá trị trung bình Nm = 1,884. Tổng mức độ thay đổi phân tử (AMOVA) giữa 5 quần thể là 37,07% và giữa các cá thể trong cùng quần thể là 62,93%. Mức độ tương đồng di truyền của quần thể cây trội Giổi ăn hạt dao động từ 58 đến 90%. Thông qua phân tích phân tử cho thấy quần thể 50 cây trội Giổi ăn hạt nghiên cứu có tính đa dạng di truyền tương đối cao. Hiện tượng thụ phấn chéo giữa các cá thể trong quần thể đã được tìm thấy nên đảm bảo duy trì tính đa dạng di truyền ở các thế hệ tiếp theo. Vì vậy cần có chiến lược sớm để bảo tồn các dòng cây trội Giổi ăn hạt, phục vụ công tác tuyển chọn giống và nhân rộng loài.

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA CÁC GIỐNG CÂY BA KÍCH (Morinda officinalis How)
Ngô Thị Thu Hiền1, Kim Ngọc Quang2, Nguyễn Mai Thơm3.
1 Trường Đại học Dược Hà Nội
2 NCS Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
3 Học Viện Nông nghiệp Việt Nam

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá đặc điểm hình thái và đa dạng di truyền của 11 giống Ba kích được thu thập ở 6 tỉnh miền núi phía Bắc. Các giống Ba kích có đặc điểm chung là thân tròn, thân non màu xanh, rễ trụ mập vặn vẹo, lõi hơi vàng có khía và gai. Sự khác biệt về lông trên thân, trên lá, hình dạng lá và màu sắc ngọn thân là những đặc điểm phân biệt các giống. Các giống có ngọn non màu xanh là BK7, BK8, BK9, BK10, BK11, các giống có ngọn non có màu tím là BK1, BK2, BK3, BK4, BK5 và BK6. Đặc điểm lá có lông ít liên quan đến lông trên thân và trên ngọn non. Giống BK9 ngọn non màu xanh có lông, lá mặt trên nhẵn và mặt dưới có lông, BK5 lá không có lông ở cả hai mặt. Hoa Ba kích màu trắng sau chuyển vàng, đa số các giống có quả là hỗn hợp, riêng giống BK2 là quả đơn, BK7 quả tụ nhiều hơn, quả có màu xanh khi non và vàng đỏ khi chín. Dựa vào cây phân loại cho thấy trình tự vùng ITS-rADN của 11 mẫu Ba kích chia thành 2 nhóm chính: Nhóm 1 chỉ gồm trình tự vùng ITS-rADN của giống BK2. Nhóm 2 gồm trình tự vùng ITS-rADN của 10 giống còn lại, được chia thành 2 nhóm nhỏ, trong đó nhóm 2.1 chỉ có giống BK9, 9 giống còn lại thuộc nhóm 2.2 là BK5, BK6, BK7, BK8, BK4, BK1, BK3, BK10 và BK11.

ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ LỆ CHE SÁNG, PHÂN NPK VÀ KÍCH THƯỚC TÚI BẦU TỚI SINH TRƯỞNG CỦA TRÔM (Sterculia foetida L.) 4 THÁNG TUỔI TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM
Phùng Văn Khang1, Phùng Văn Khen2, Ninh Văn Tuấn1, Trần Đức Thành1
1 Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ
2Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ che sáng, phân NPK và kích thước túi bầu tới sinh trưởng của Trôm 4 tháng tuổi trong giai đoạn vườn vươm, kết quả cho thấy: Ở giai đoạn vườn ươm Trôm là cây chịu bóng. Tuy nhiên, tính chịu bóng giảm dần theo thời gian. Trôm cần được che sáng trong 2 tháng đầu ở vườn ươm với tỷ lệ che sáng ở mức 25%, giai đoạn 2 tháng tiếp theo không cần che sáng. Trôm là loài cây cần nhiều NPK để sinh trưởng và phát triển ở giai đoạn cây con. Khi gieo ươm Trôm, hỗn hợp ruột bầu cần phải được bổ sung phân tổng hợp NPK kèm theo 10% phân chuồng hoai. Hàm lượng phân NPK (16-16-8) 3% giúp cho Trôm sinh trưởng tốt. Sử dụng bầu có kích thước 14×18cm là đảm bảo cho Trôm sinh trưởng tốt trong giai đoạn vườn ươm và dễ vận chuyển cây đem trồng.

MÔ HÌNH ƯỚC TÍNH SINH KHỐI TRÊN MẶT ĐẤT CÂY RỪNG KHỘP ĐƯỢC ĐIỀU CHỈNH THEO CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI VÀ MÔI TRƯỜNG RỪNG
Nguyễn Thị Tình1, Bảo Huy2
1 Trường Đại học Tây Nguyên
2 Tư vấn độc lập

Mục đích của nghiên cứu là đánh giá để lựa chọn mô hình ước tính sinh khối cây rừng khộp (AGB) dưới ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái môi trường rừng nhằm nâng cao độ tin cậy. Áp dụng phương pháp rút mẫu chặt hạ với 329 cây mẫu để thu thập dữ liệu sinh khối; sử dụng phương pháp ước lượng mô hình phi tuyến có trọng số, cố định hoặc xét ảnh hưởng của các nhân tố theo Maximum Likelihood và thẩm định chéo K-Fold với K=10 để so sánh sai số và lựa chọn mô hình. Kết quả cho thấy từng nhân tố sinh thái, môi trường rừng không ảnh hưởng đến AGB, trong khi đó ảnh hưởng tổng hợp các nhân tố sinh thái, môi trường rừng đến mô hình AGB là rõ rệt, thông qua dạng mô hình AGB = AVERAGE × MODIFIER với độ tin cậy được nâng cao rõ rệt so với mô hình không có sự tham gia các nhân tố này.

THỰC TRẠNG GÂY TRỒNG VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, TÁI SINH CỦA CÂY BẦN KHÔNG CÁNH (Sonneratia Apetala Buch.Ham) TẠI KHU VỰC CỬA SÔNG HỒNG
Trần Văn Sáng 1*, Ngô Văn Chiều2, Trần Thị Hồng Hạnh2,
Trần Thị Thu Hiền2, Vũ Quốc Đạt2, Phan Văn Trường2
Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình
2 Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định

Bần không cánh (Sonneratia apetala) là loài cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, Bangladesh và Myanmar. Cây có đặc điểm phát triển nhanh, sinh khối lớn, có khả năng chịu được thời tiết lạnh và được xem như loài cây ưu tiên trong phục hồi rừng ngập mặn ven biển. Tại Việt Nam, Bần không cánh được các nhà khoa học mang về và trồng thử nghiệm tại khu vực Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Thủy từ những năm 2003. Kết quả ban đầu cho thấy cây phát triển tốt, sinh trưởng nhanh, chịu được lạnh có tiềm năng phát triển để thay thế một số loài cây ngập mặn đang bị suy thoái. Kết quả điều tra, khảo sát tại khu vực nghiên cứu cho thấy Bần không cánh bắt đầu được gây trồng tại khu vực VQG Xuân Thủy và cửa sông Hồng từ năm 2003 đến nay thông qua 06 chương trình (đề tài, dự án) trồng rừng ở 10 khu vực bãi bồi cửa Sông Hồng với tổng diện tích là 32,55ha và 69 cây trồng phân tán. Về mặt sinh trưởng, cây Bần không cánh trưởng thành cao từ 10m đến 15m, cây sau khi trồng sinh trưởng nhanh và chịu được nhiệt độ thấp, đặc biệt là không bị rụng lá, chết cành khi có rét đậm, rét hại. Tại khu vực nghiên cứu cũng xác định được 87 cây Bần không cánh tái sinh tự nhiên. Số lượng cây tái sinh nằm ở cấp tuổi 4 – 6 tuổi chiếm số lượng lớn với 49 cây và tập trung chủ yếu ở khu vực bãi bồi của VQG Xuân Thủy. Hầu hết các cây Bần không cánh tái sinh tại khu vực đều sinh trưởng phát triển tốt, số cây có phẩm chất tốt chiếm tới 86%.

ÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG GỖ CÂY CHIÊU LIÊU NƯỚC (Terminalia calamansanai Rolfe)
Nguyễn Tử Kim1, Phạm Thế Dũng2, Nguyễn Thanh Minh2,
Nguyễn Thị Trịnh1, Nguyễn Trọng Nghĩa 1
1 Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
2 Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

Cây Chiêu liêu nước có tên khoa học là Terminalia calamansanai Rolfe thuộc họ Bàng (Combretaceae). Chiêu liêu nước có thể gặp ở một số nước như Campuchia, Thái Lan, Myanma, Philippin, Malaysia… Ở Việt Nam, cây mọc ở vùng núi Nam Trung Bộ, Gia Lai, Kontum và mọc phổ biến ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Núi Dinh – Bà Rịa – Vũng Tàu, vùng đồi núi thấp, Kiên Giang, Hà Tiên, Phú Quốc. Nghiên cứu tính chất vật lý, cơ học gỗ Chiêu liêu nước góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc sử dụng gỗ loài cây này hiệu quả. Kết quả cho thấy, gỗ Chiêu liêu nước có nhiều tính chất vật lý, cơ học thấp nên việc sử dụng gỗ có thể cho những mục đích không đòi hỏi chịu lực, riêng khả năng chịu va đập tốt nên có thể làm tàu thuyền gỗ thông thường. Phù hợp cho mục đích làm nguyên liệu sản xuất ván bóc, ván ghép thanh, tương đối phù hợp để làm nguyên liệu sản xuất ván lạng, đồ gỗ nội thất. Gỗ Chiêu liêu nước tương đương một số loại gỗ xếp nhóm V khi phân loại theo các tính chất cơ lý áp dụng cho các loại gỗ dùng để chịu lực chủ yếu là trong xây dựng và giao thông vận tải. Tỷ lệ giữa co rút theo phương tiếp tuyến và xuyên tâm 1,3, hệ số co rút thể tích tương đối thấp nên thuận lợi trong quá trình sấy gỗ. Gỗ Chiêu liêu nước dễ bị nấm biến màu tấn công ngay sau khi chặt hạ, do vậy cần có biện pháp xẻ, sấy ngay sau khi khai thác hoặc xử lý bảo quản chống nấm.

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG PHÒNG CHỐNG NẤM MỐC, NẤM MỤC CỦA VÁN LẠNG GỖ DẺ ĐỎ VÀ VÁN BÓC GỖ BỜI LỜI VÀNG ĐƯỢC XỬ LÝ CHẾ PHẨM BẢO QUẢN
Võ Đại Hải1, Bùi Thị Thủy2, Đoàn Thị Bích Ngọc2, Hoàng Thị Tám2,
Nguyễn Thị Hằng2, Bùi Văn Ái2, Nguyễn Văn Đức2
1Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Dẻ đỏ và Bời lời vàng là các cây bản địa sinh trưởng tương đối nhanh có tiềm năng cung cấp gỗ lớn. Gỗ Dẻ đỏ màu hồng, có vân thớ đẹp, có thể sử dụng để chế biến ván lạng, gỗ xẻ. Gỗ Bời lời vàng có thân thẳng, tròn đều, độ thon theo chiều dài thân nhỏ, có tiềm năng sản xuất ván bóc, gỗ xẻ. Gỗ Dẻ đỏ, Bời lời vàng có độ bền tự nhiên kém với nấm mốc. Gỗ Bời lời vàng chỉ đạt độ bền trung bình với nấm mục. Trong quá trình hong phơi hoặc lưu kho, ván mỏng từ gỗ Dẻ đỏ và Bời lời vàng rất dễ bị xâm hại bởi nấm mốc, nấm mục khi gặp điều kiện môi trường có độ ẩm cao, đặc biệt đối với các cơ sở bóc ván quy mô nhỏ không có thiết bị sấy và chế biến đồng bộ. Nghiên cứu đánh giá hiệu lực các loại chế phẩm bảo quản phòng chống nấm mốc, nấm mục cho ván mỏng Dẻ đỏ và Bời lời vàng làm cơ sở khoa học xây dựng quy trình công nghệ bảo quản ván. Kết quả cho thấy, xử lý tẩm sâu theo phương pháp ngâm thường bằng chế phẩm LN5 ở mức 5-7% ở tất cả các mức thời gian xử lý 30 phút, 60 phút, 90 phút đều đảm bảo hiệu lực rất tốt phòng chống nấm mốc, hiệu lực tốt phòng chống nấm mục Trametes corrugata T1. Khi bảo quản theo phương pháp nhúng bằng chế phẩm BORAG2 trong thời gian 1 phút trở lên hoặc BORAG1 trong thời gian 40 giây trở lên, đều đảm bảo hiệu lực tốt và rất tốt phòng chống nấm mốc, hiệu lực tốt phòng chống nấm mục Trametes corrugata T1.