Home / Tin tức sự kiện / Khoa học Công nghệ / Hội đồng sơ kết đề tài: “Nghiên cứu phát triển rừng trồng Bời lời vàng (Litsea pierrei Lecomte) và Dẻ đỏ (Lithocarpus ducampii A.Camus) cung cấp gỗ lớn ở một số vùng sinh thái trọng điểm”.

Hội đồng sơ kết đề tài: “Nghiên cứu phát triển rừng trồng Bời lời vàng (Litsea pierrei Lecomte) và Dẻ đỏ (Lithocarpus ducampii A.Camus) cung cấp gỗ lớn ở một số vùng sinh thái trọng điểm”.

Thực hiện Quyết định số: 731/QĐ /KHLN-KH ngày 24/12/2019, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức họp Hội đồng Hội đồng sơ kết đề tài: “Nghiên cứu phát triển rừng trồng Bời lời vàng (Litsea pierrei Lecomte) và Dẻ đỏ (Lithocarpus ducampii A.Camus) cung cấp gỗ lớn ở một số vùng sinh thái trọng điểm”.

– Chủ nhiệm: GS.TS. Võ Đại Hải.

– Đơn vị thực hiện: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

 Mục tiêu của đề tài

– Chọn được xuất xứ và gia đình Bời lời vàng và Dẻ đỏ cho năng suất gỗ vượt ít nhất 15% về thể tích thân cây so với các giống đại trà trong sản xuất.

– Xác định được biện pháp nhân giống, kỹ thuật trồng rừng thâm canh cho 2 loài nhằm cung cấp gỗ lớn ở vùng Trung tâm, Đông Bắc, Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

– Xác định được công nghệ chế biến, bảo quản gỗ phù hợp cho 2 loài Bời lời vàng và Dẻ đỏ

Mục tiêu cụ thể

– Chọn được ít nhất 1 xuất xứ có triển vọng/loài/vùng và chọn được ít nhất 5 gia đình có triển vọng/loài/vùng cho năng suất gỗ đạt trung bình từ 12 m3/ha/năm đối với Bời lời vàng tại vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên; 10m3/ha/năm đối với Dẻ đỏ tại vùng Trung tâm và Đông Bắc. Giống đảm bảo chất lượng gỗ tốt.

– Xác định được hệ thống các biện pháp kỹ thuật nhân giống và trồng rừng thâm canh cung cấp gỗ lớn cho 2 loài Bời lời vàng và Dẻ đỏ đảm bảo năng suất gỗ vượt ít nhất 15% so với sản xuất hiện nay.

– XĐ được các quy trình CNCB và bảo quản gỗ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng gỗ hai loài Bời lời vàng và Dẻ đỏ, đảm bảo tăng ít nhất 10% giá trị gia tăng các sản phẩm gỗ rừng trồng so với hiện tại, được công nhận là TBKT.

– XD được 20 ha mô hình khảo nghiệm giống và 40 ha rừng trồng thâm canh ở 4 vùng Đông Bắc, Trung tâm, Đông Nam bộ và Tây Nguyên (tổng 15 ha/vùng).

Kết quả của đạt được của đề tài:

– Đề tài đã bám sát mục tiêu, nội dung công việc đã được phê duyệt, thực hiện và hoàn thành 100% khối lượng công việc năm 2019, đặc biệt là việc bố trí các thí nghiệm khảo nghiệm xuất xứ và hậu thế, các thí nghiệm về trồng rừng.

– Đề tài sẽ tập trung theo dõi, đo đếm số liệu để đánh giá kết quả vào những năm tiếp theo.

– Năm 2020 đề tài sẽ tập trung triển khai xây dựng để công nhận 2 tiến bộ kỹ thuật, công bố thêm 2 bài báo, đào tạo thêm 2 thạc sĩ.